Khả năng 2: Đơn giản hóa Bảng câu hỏi VHLSS hiện tại

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG NĂNG LỰC CHO TỔNG CỤC THỐNG KÊ (Trang 43 - 46)

IV. NEEDED ADDITIONAL ACTIVITIES & UNITS

B. Khả năng 2: Đơn giản hóa Bảng câu hỏi VHLSS hiện tại

Khả năng này cố gắng cung cấp một phương pháp luận để giảm cỡ bảng câu hỏi VHLSS với số lượng trang hiện tại là 57 trang đối với bảng câu hỏi thu nhập và 113 trang đối với bảng câu hỏi thu nhập và chi tiêu với trên 500 câu hỏi. Độ dài kinh khủng của bảng câu hỏi này đã được TCTK nhận thấy từ lâu chính là một hạn chế của cuộc điều tra này, do vậy chúng tôi sẽ không cần phải giải thích gì nhiều về vấn đề này. Các nỗ lực của TCTK trước đâu nhằm giảm bớt bảng câu hỏi không được thành công. Các cản trở luôn có mặt khi cần lựa chọn câu hỏi nào cần loại ra mà không làm ảnh hưởng đến độ chính xác chung của các thước đo khác nhau được tính từ cuộc điều tra. Trong phần tiếp theo, một phương pháp luận để làm như vậy được cung cấp và được áp dụng cho một trong những mục dài nhất của bảng câu hỏi VHLSS (chi tiêu các mặt hàng lương thực thực phẩm trong chi tiêu dùng hộ gia đình – Mục 5) và mô tảảnh hưởng có thể của nó. Phương pháp luận này có thểđược áp dụng với chút chỉnh sửa phù hợp đối với các mục khác. Sau đó TCTK có thể đánh giá ảnh hưởng có thể của những điều chỉnh này và kiểm định bảng câu hỏi được chỉnh sửa.

Phương pháp luận để cắt bớt đi độ lớn của mục chi tiêu lương thực thực phẩm của bảng câu hỏi bao gồm những bước sau:

• Đầu tiên, nhóm các mặt hàng lại thành các nhóm riêng biệt với mục đích kết hợp một số mặt hàng nhỏ trong mỗi nhóm lại với nhau. Đối với lương thực, thực phẩm, quá trình ghép nhóm rất tương tự với các nhóm được sử dụng trong bảng câu hỏi (ngũ cốc, thịt, rau, v.v…) và chỉ hơi khác một chút.

• Bước thứ hai liên quan đến việc xếp thứ tự các mặt hàng khác nhau trong mỗi nhóm. Việc này bao gồm cả việc tính 3 tỷ lệ cho mỗi mặt hàng: chi tiêu cho mỗi mặt hàng trên (1) chi tiêu cho tất cả các mặt hàng trong nhóm, (2) chi tiêu cho tất cả các mặt hàng lương thực-thực phẩm và (3) chi tiêu cho tất cả các mặt hàng tiêu dùng. Những tính toán này sẽ tiếp tục được làm riêng cho các hộ thành thị và nông thôn do có thể có sự khác nhau trong mô hình tiêu dùng giữa hai nhóm này. • Bước thứ ba là xác định các mặt hàng nhỏ.24 Đây là những mặt hàng được quy

định có tỷ lệ tiêu dùng trên tiêu dùng lương thực thực phẩm ít hơn 1%. Điều này được thực hiện cho điều tra năm 2004, 1998 và 1992.25 Dựa trên những đặc tính này, có 29 mặt hàng (trong tổng số 57 mặt hàng) được xác định là nhỏ trong điều tra 2004, chiếm 9,3% và 9% trong tổng chi tiêu lương thực thực phẩm cho khu vực thành thị và nông thôn và chiếm 4,2% và 4,9% trong tổng tiêu dùng của khu vực thành thị và nông thôn (Bảng 10).

• Bước thứ 4 là đánh giá danh sách các mặt hàng được lựa chọn về tính hợp lý cũng như tính ổn định. Lý do làm việc này là để đảm bảo rằng bất kỳ mặt hàng nào được loại ra khỏi bảng câu hỏi cũng phải thực sự là nhỏ trong rổ hàng hóa tiêu dùng của hộ gia đình (chứ không phải là mặt hàng dựa trên đo lường sai trong một năm) và không có khả năng tăng tầm quan trọng trong tương lai.

Liên quan đến tính ổn định của các mặt hàng được nhóm lại này, chúng ta có thể kiểm tra bằng cách xem xét các tỷ lệ qua thời gian (tức là so sánh với các điều tra trước) và tính ổn định trong cùng năm giữa các nhóm mặt hàng khác nhau của hộ gia đình. Bảng 10 cung cấp một hình ảnh tốt về tính ổn định của 29 mặt hàng được lựa chọn từ bảng câu hỏi 2004. Ví dụ, nó cho thấy rằng tất cả 29 mặt hàng được coi là nhỏ trong 2004, chỉ có hai mặt hàng không được lựa chọn với cùng tiêu chí được sử dụng cho 1998 hoặc 1992 (“132: Chuối” and “133: Xoài”). Dựa trên việc xem xét cẩn thận các tỷ lệ của hai mặt hàng này, chúng ta thấy rằng lý

24 Chúng tôi đã thử rất nhiều cách khác nhau đối với số liệu 3 năm bao gồm: các tỷ lệ trong nhóm riêng cho nông thôn và thành thị, các tỷ lệ trong nhóm cho cả thành thị và nông thôn, các tỷ lệ trong chi tiêu lương thực thực phẩm (riêng và chung cho thành thị và nông thôn), tỷ lệ trong tổng chi tiêu (riêng và chung cho thành thị và nông thôn). Cuối cùng chúng tôi đã lựa chọn tỷ lệ trong chi tiêu lương thực thực phẩm cho cả các hộ thành thị và nông thôn vì hai lý do: trước hết nó cho một danh sách hợp lý các mặt hàng được lựa chọn để loại ra và thứ hai nó là cách dễ nhất để áp dụng và thích ứng cho các mục khác của bảng câu hỏi.

25 Điều tra 2002 không được sử dụng vì sự phức tạp trong đánh mã các biến. Với thời gian hạn hẹp mà chúng tôi có, chúng tôi không tính cho năm này.

do tại sao mặt hàng 132 không được lựa chọn là vì tỷ lệ ở nông thôn của nó là 1,2% và đối với mặt hàng 133 thì tỷ lệ này ở thành thị là 1%. Hay nói cách khác, nếu tiêu chí lựa chọn chúng ta sử dụng tăng lên một chút thì cả hai mặt hàng này cũng sẽđược lựa chọn trong 1998. Lý do tương tự xảy ra trong năm 1992.26 Như vậy nhìn chung danh sách các mặt hàng được cung cấp trung Bảng 10 cho chúng ta những lựa chọn tốt để không để thành các mục riêng biệt trong bảng câu hỏi. • Bước tiếp theo là nhóm các mặt hàng này lại trong nhóm thành một mục gọi là

“khác”. Kết quả là một mục câu hỏi về chi tiêu lương thực thực phẩm được đơn giản hóa thành 28 mặt hàng thay vì 57 mặt hàng như hiện tại. Chúng ta cần chú ý rằng việc giảm số mặt hàng trong bảng câu hỏi sẽ giảm phần lớn gánh nặng điều tra mỗi mặt hàng bớt đi sẽ giảm độ dài của cuộc phỏng vấn 5-10 phút. Do vậy, giảm 29 mặt hàng sẽ giảm thời gian phỏng vấn xuống từ 2,5 đến 5 giờ. Đây là mức giảm rất nhiều. Nếu TCTK thành công trong việc giảm như vậy ở các mục khác thì độ dài của cả cuộc phỏng vấn có thể giảm đi 1 ngày hoặc hơn thế nữa.27

26 Cũng cần chú ý rằng rất nhiều mặt hàng được tách riêng trong bảng câu hỏi 2004 lại được gộp với mặt hàng khác trong bảng câu hỏi 1998 và 1992 (được ghi là “NA” trong các ô thích hợp của bảng). Sự

thực rằng các mặt hàng này không được xác định là nhỏ trong năm 1998 không có nghĩa là chúng không nhỏ. Chúng cũng có thểđược xác định là nhỏ nếu chúng được để riêng và đóng góp của chúng có thểđược gộp vào với đóng góp của một mặt hàng khác đã được xác định là nhỏ trong năm đó rồi.

27 Ởđây chúng ta cũng cần chú ý rằng giảm số mặt hàng trong bảng câu hỏi có thể làm cho các hộ gia

đình trở lời ít hơn chi tiêu thực của họ cho một nhóm mặt hàng nào đó. Điều này theo một thực tếđã

được công nhận rộng rãi trên thế giới rằng các câu hỏi về một nhóm càng chi tiết bao nhiêu thì càng nhiều khả năng sẽ có mức chi tiêu cao hơn. Tuy nhiên, mức độ chính xác cao hơn cần phải được đánh giá so với mức chi phí và gánh nặng nhiều hơn để có được nó. Nếu dựa trên những hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân lực hiện tại của GSO thì có khả năng không đạt được độ chính xác cao hơn. Hay nói một cách khác, nếu bảng câu hỏi chi tiết hơn (với mục đích có được độ chính xác cao hơn về mức

độ chi tiêu) làm tăng 10% độ chính xác lý thuyết của mức độ chi tiêu nhưng lại gây gánh nặng cho tổ

chức và làm tăng sai số đo lường thêm 20% thì đó không phải là kết quả cuối cùng chúng ta mong muốn. Chúng tôi có nghe thấy một số nhận xét về việc ước lượng thiết mức chi tiêu (do bảng câu hỏi ít chi tiết hơn) nhưng lại không thấy mấy bằng chứng thống kê xác đáng để chứng minh điều này. Tất cả điều mà chúng tôi có thể bày tỏ lúc này là niềm tin mạnh mẽ của chúng tôi rằng việc nhóm các mặt hàng khuyến nghị trong báo cáo này (nếu được làm theo một cách hợp lý), bằng việc giảm đi đáng kể

gánh nặng cho điều tra viên và người được phỏng vấn, sẽ có thể tạo ra con số chi tiêu ở mức độ chính xác chấp nhận được. Mặc dù hiểu về khả năng lý thuyết của việc ước lượng thiết, chúng tôi cũng khuyến nghị rằng các kết quả cuối cùng của các cuộc điều tra tương lai sẽđược phân tích và so sánh cẩn thận với xu hướng trong quá khứđể quyết định xem liệu có lý do chính đáng nào để tin rằng có hiện tượng ước lượng thiếu. Nếu có hiện tượng này thì kết quả công bố cuối cùng (chứ không phải là số liệu thô cấp hộ gia đình) có thểđược điều chỉnh hợp lý để tính đến hiện tượng ước lượng thiếu này.

Bảng 10: Các mặt hàng lương thực thực phẩm được lựa chọn để gộp lại và ảnh hưởng của chúng tới các tỷ lệ trong các năm khác nhau

2004 1998 1992 Tỷ lệ/

L.thực T.phẩm Tổng chi tiêu Tỷ lệ/ L.thựTc T.phỷ lệ/ ẩm Tổng chi tiêu Tỷ lệ/ L.thựTc T.phỷ lệ/ ẩm Tổng chi tiêu Tỷ lệ/ Mặt hàng

T.Thị N.Thôn T.Thị N.Thôn T.Thị N.Thôn T.Thị N.Thôn T.Thị N.Thôn T.Thị N.Thôn Ngũ cốc 103: Ngô 0.1 0.3 0.0 0.1 0.1 0.7 0.0 0.2 0.2 0.7 0.0 0.2 104: Sắn 0.0 0.1 0.0 0.1 0.1 0.4 0.0 0.1 0.2 0.4 0.0 0.1 105: Khoai tây 0.1 0.3 0.1 0.2 0.2 0.7 0.0 0.2 0.2 0.6 0.0 0.2 106: Lúa mỳ/bột mỳ 0.6 0.4 0.3 0.2 0.5 0.1 0.0 0.0 107: Phở/mỳ ăn liền 0.6 0.2 0.0 0.1 108: Bánh đa 0.4 0.5 0.2 0.3 0.3 0.2 0.0 0.0 0.5 0.2 0.0 0.0 109: Miến 0.1 0.2 0.0 0.1 0.1 0.1 0.0 0.0 0.6 0.1 0.0 0.0 Thịt 112: Trâu/bò 0.0 0.1 0.0 0.1 NA NA NA NA NA NA NA NA 115: Thịt khác 0.2 0.3 0.1 0.2 0.1 0.1 0.0 0.0 0.2 0.1 0.0 0.0 116: Thịt chế biến 0.5 0.0 0.0 0.0 0.4 0.1 0.0 0.0 119: Cá chế biến 0.9 0.7 0.4 0.4 0.5 0.2 0.0 0.1 0.5 0.2 0.0 0.1 120: Hải sản khác 0.6 0.6 0.3 0.3 0.4 0.6 0.0 0.2 0.6 0.5 0.0 0.1 Rau, hạt 122: Đậu phụ 0.5 0.2 0.0 0.0 0.5 0.2 0.0 0.0 123: Lạc/Đậu phộng 0.1 0.5 0.1 0.3 0.3 0.7 0.0 0.2 0.5 0.6 0.0 0.2 124: Ngũ cốc khác 0.2 0.5 0.1 0.2 0.9 0.8 0.1 0.2 125: Đậu xanh 0.5 0.4 0.2 0.2 NA NA NA NA NA NA NA NA 127: Kohlrabi 0.3 0.4 0.1 0.2 0.2 0.4 0.0 0.1 0.3 0.3 0.0 0.1 128: Cải bắp 0.5 0.6 0.2 0.3 0.3 0.3 0.0 0.1 0.4 0.3 0.0 0.1 129: Cà chua 0.7 0.5 0.3 0.3 0.4 0.2 0.0 0.1 0.4 0.2 0.0 0.0 Quả 131: Cam 0.8 0.3 0.1 0.1 0.7 0.3 0.1 0.1 132: Chuối 0.7 0.6 0.3 0.3 133: Xoài 0.6 0.4 0.3 0.2 Nước chấm, gia vị 135: Nước mắm 0.9 0.4 0.1 0.1 136: Muối 0.1 0.3 0.1 0.2 0.2 0.2 0.0 0.0 0.2 0.2 0.0 0.0 137: Gia vị 0.2 0.2 0.1 0.1 NA NA NA NA NA NA NA NA Đồ uống, đường sữa 141: Sữa đặc có đường 0.4 0.2 0.0 0.0 142: Kem 0.5 0.1 0.2 0.1 NA NA NA NA NA NA NA NA

146: Nước uống có gas 0.5 0.2 0.2 0.1 0.5 0.1 0.0 0.0 0.2 0.1 0.0 0.0

147: Nước hoa quả 0.2 0.1 0.1 0.0 NA NA NA NA NA NA NA NA

148: Nước đóng chai 0.3 0.0 0.1 0.0 NA NA NA NA NA NA NA NA

149: Nước tăng lực 0.0 0.0 0.0 0.0 NA NA NA NA NA NA NA NA

150: Cà phê uống liền 0.3 0.2 0.1 0.1 0.3 0.1 0.0 0.0 0.2 0.1 0.0 0.0 151: Cà phê pha 0.5 0.3 0.2 0.2 0.5 0.1 0.0 0.0 0.3 0.1 0.0 0.0 152: Chè uống liền 0.1 0.1 0.1 0.0 NA NA NA NA NA NA NA NA Khác 155: Trầu 0.0 0.1 0.0 0.1 NA NA NA NA NA NA NA NA Tổng tỷ lệ của tất cả mặt hàng 9.3 9.0 4.2 4.9 9.2 7.1 0.3 1.8 7.5 5.5 0.1 1.2 Số mặt hàng 29 29 29 29 23 23 23 23 20 20 20 20

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG NĂNG LỰC CHO TỔNG CỤC THỐNG KÊ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)