Thao tác trong phần mềm Kotobee Author để biên soạn E-book

Một phần của tài liệu Xây dựng tư liệu điện tử chuyên đề “dầu mỏ và chế biến dầu mỏ” trong chương trình phổ thông mới (KLTN k41) (Trang 28)

Click chuột vào Start/Program/Kotobee Author

hoặc double click vào biểu tượng trên Desktop.

Sau đó sẽ xuất hiện giao diện chính của phần mềm:

- Nếu muốn thay đổi màu cho trang sách, click Settings/Skins, sau đó chọn màu tùy thích.

- Để chọn một tập tin Word mới: Click File/Import from/DOCX, sau đó chọn một tập tin Word bất kì.

- Tại trường New chapters, nhập tên các chương của cuốn sách. Muốn thêm số chương của sách, click New chapters, một bảng chọn sẽ hiện ra như sau:

Chọn vào ô Less flexibility in design để thêm 1 chương mới. Nhập tên các chương của cuốn sách theo thứ tự vào các ô tương ứng.

- Nhập nội dung cho từng chương của cuốn sách.

Lựa chọn cỡ chữ và font chữ thích hợp với sách trên thanh công cụ.

Chèn các tập tin đa phương tiện

Kotobee Author cho phép chèn thêm các tập tin đa phương tiện (hình ảnh, video clip, link, audio, câu hỏi,…) vào một trang bất kì trên sách.

Chọn trang sách cần chỉnh sửa, click vào các biểu tượng trên cửa sổ làm việc chính của phần mềm để chèn thêm các thành phần như: link, audio, image, questions,…

Thêm liên kết vào các trang để liên kết tới trang web bên ngoài hoặc trang bên trong.

Thêm câu hỏi vào trang sách.

Thêm âm thanh, bản ghi âm mp3.

Thêm bộ sưu tập ảnh vào trang sách.

Thêm video clip vào trang sách.

Thêm các mảnh ghép vào trang sách.

Thêm các hình chiếu 3D vào trang sách.

Tùy thuộc vào đối tượng cần chèn thêm vào e-book mà các thao tác có đôi chút khác nhau, tuy nhiên thao tác thực hiện chủ yếu bao gồm hai bước là chọn tập tin cần chèn và thiết lập lại kích thước cho đối tượng đó.

Ví dụ, chèn thêm ảnh vào trang sách, ta chọn trang sách cần chèn thêm hình ảnh, sau đó click vào biểu tượng Image, một bảng chọn hiện ra như sau:

Click vào ô Add Image để chọn ảnh muốn chèn, sau đó click vào Create. Sau khi đã chỉnh sửa xong tất cả các trang, click Save để lưu lại sách.

Xuất bản

Bước cuối cùng, click Export/Export Standard Files để xuất bản sách ra thành tập tin dưới nhiều định dạng khác nhau.

Click Create ở một trong các định dạng gồm EPUB, Kindle, Pdf, Word. Sau đó, chọn thư mục chứa tập tin xuất ra và đặt tên cho tập tin vào ô File Name.

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nội dung của E-book

E-book “Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ” gồm 87 trang và bao gồm 6 chương: Chương 1: Nguồn gốc của dầu mỏ

Chương 2: Thành phần và phân loại dầu mỏ Chương 3: Chế biến dầu mỏ

Chương 4: Ngành sản xuất dầu mỏ

Chương 5: Sản xuất dầu mỏ và vấn đề môi trường Chương 6: Một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ

Hình 3.1. Trang bìa của cuốn E-book (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Các tiêu chí xây dựng nội dung E-book điện tử

Để xây dựng nội dung cuốn sách, chúng tôi đã dựa trên 6 tiêu chí sau:

- Đảm bảo tính chính xác

Đưa vào sách những nội dung mang tính chất đúng đắn, đồng thời phải chính xác hóa đoạn văn, câu từ,…

- Đảm bảo tính khoa học

Đây là tiêu chí chủ yếu để lựa chọn nội dung của sách. Việc trình bày cuốn sách một cách khoa học sẽ giúp người đọc nghiên cứu dễ dàng từng chủ đề và có hứng thú nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo tính khoa học cần:

+ Thống nhất bảng mã, font nền, không để font chữ lạ. Kiểu Times New Roman là font chữ tốt nhất để sử dụng với cỡ chữ 14 phổ biến.

+ Tạo mục lục liên kết giữa tiêu đề và nội dung của E-book.

+ Tạo trang bìa hấp dẫn nhưng phải đầy đủ nội dung làm nổi bật tên sách, thêm hình ảnh, mô phỏng minh họa,…

- Đảm bảo tính logic chặt chẽ

Tính logic được thể hiện trong từng câu chữ, đoạn văn sao cho không lủng củng, người đọc dễ hiểu vấn đề nhất. Các đề mục phải được trình bày thật rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và logic.

- Đảm bảo tính thẩm mỹ

Giao diện của E-book phải đẹp và bắt mắt. Phát huy tối đa hiệu quả của âm thanh, hình ảnh làm cho E-book trở nên sinh động.

- Đảm bảo tính sư phạm

+ Thông tin phải được chọn lọc cho phù hợp, cập nhật, mở rộng,… + Chứa đựng đầy đủ nội dung cơ bản.

+ Tránh mắc sai sót về các lỗi chính tả.

- Đảm bảo tính công nghệ

+ Tính kết nối. + Tốc độ.

+ Yêu cầu bộ nhớ.

+ Video, âm thanh phải dễ nghe, rõ ràng. + Hiệu ứng hoạt hình sinh động.

• Giao diện đẹp, bắt mắt. • Hình ảnh, âm thanh sinh động. Tính • Nội dung đúng đắn.

• Câu từ, đoạn văn chính xác.

Tính chính xác

Câu chữ, đoạn văn đề mục dễ hiểu, rõ ràng, logic.

thẩm mỹ Tính côngnghệ logic Tính sư

phạm khoa họcTính

• Thông tin phải được chọn lọc, cập nhật, mở rộng.

• Đầy đủ nội dung cơ bản. • Tránh sai sót lỗi chính tả. • Thống nhất bảng mã, font nền. • Tạo mục lục liên kết giữa tiêu đề và nội dung.

• Tạo trang bìa hấp dẫn làm nổi bật tên sách.

• Tính kết nối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tốc độ

• Yêu cầu bộ nhớ

• Video, âm thanh

• Hiệu ứng hoạt hình

• Các yêu cầu về web

3.3. Ưu – nhược điểm của sản phẩm E-book được tạo ra

3.3.1. Những ưu điểm khi sử dụng E-book

Cuốn sách E-book “Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ” giúp độc giả hiểu biết kiến thức về dầu mỏ, các giai đoạn chế biến dầu mỏ và các nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ trong tương lai. E-book điện tử giúp độc giả tiếp cận cách đọc hiện đại, tiết kiệm thời gian, tìm kiếm từ khóa, lưu trữ và bảo quản dễ dàng.

+ Dễ dàng chú thích, đánh dấu

Khi nghiên cứu một nội dung nào đó có thể chú thích, đánh dấu những điểm cần lưu ý mà không sợ làm bẩn cuốn sách bởi việc xóa đi rất dễ dàng.

Chọn nội dung cần đánh dấu, click vào biểu tượng , sau đó chọn màu đánh dấu, rồi click vào Save.

Ngoài ra, với từ được đánh dấu, chúng ta có thể nghiên cứu sâu thêm những thông tin liên quan đến nó qua các lệnh sau:

+ : tra cứu bằng Wikipedia. + : tra cứu bằng Google. + Dễ tìm kiếm và tra cứu

Nhập nội dung cần tìm vào ô Search, sau đó chọn Search whole book hoặc

Search chapter only, các nội dung liên quan sẽ hiện ra mà không cần phải nghiên

cứu cả cuốn E-book.

+ Dễ dàng tinh chỉnh theo sơ thích cá nhân

Tùy theo sở thích, chúng ta có thể tinh chỉnh màu sắc của trang sách theo ý muốn của bản thân, chẳng hạn:

Hình 3.4. Slide E-book với màu xanh lá cây

+ Dễ dàng lưu trữ và bảo quản

Cuốn E-book tạo thành có dung lượng 3,5Mb nên dễ dàng lưu trữ và bảo quản trên đĩa CD, USB hoặc PC.

+ Đọc được trên điện thoại qua ứng dụng KotobeeReader

Click Export/Export Mobile App, chọn hệ điều hành tương ứng với smartphone của mình, điền các thông tin cơ bản của E-book vào các ô trống, sau đó click vào Generate apps để hoàn thành việc xuất bản sách lên ứng dụng KotobeeReader.

Sau khi xuất bản, có thể tìm đọc E-book trên app KotobeeReader trên smartphone.

3.3.2. Những nhược điểm của sản phẩm

Ngoài những tiện ích nêu trên, E-book có những nhược điểm sau:

+ Chạy phần mềm để tạo E-book sẽ tốn bộ nhớ thiết bị, làm tốn thời gian để đợi import sách.

+ Nếu muốn đọc được E-book trên app KotobeeReader thì người xuất bản phải trả phí cho dịch vụ xuất bản E-book của mình.

KẾT LUẬN

Từ mục đích của đề tài nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận, chúng tôi đã giải quyết các vấn đề sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng được nội dung chuyên đề “Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ”, trong đó:

Chương 1: Nguồn gốc của dầu mỏ (3 trang); Chương 2: Thành phần và phân loại dầu mỏ (11 trang); Chương 3: Chế biến dầu mỏ (40 trang); Chương 4: Ngành công nghiệp dầu mỏ (6 trang); Chương 5: Sản xuất dầu mỏ và vấn đề môi trường (7 trang); Chương 6: Một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (20 trang).

+ Xây dựng được E-book với dung lượng 3,5Mb độ tương thích cao có thể đọc được trên smartphone, PC rất tiện lợi, dễ dàng tra cứu, tìm kiếm, bảo quản, lưu trữ và chia sẻ với mọi người.

Việc xây dựng cuốn E-book điện tử dựa trên 2 phần mềm chính là Microsoft Office Word 2010 và Kotobee Author 1.5.4 góp phần tạo bộ tư liệu cho kho tàng sách điện tử.

Trong xu thế cải cách giáo dục theo Nghị quyết 29, sắp tới sẽ lưu hành song song bộ sách in và sách điện tử. Chính vì vậy, cuốn E-book hoàn toàn đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn đó của cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng

thể.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học (Ngày

27 tháng 12 năm 2018).

3. Phan Nguyễn Bảo Duy (2013), Khóa luận tốt nghiệp “Biên soạn E-book Một số

hợp chất thiên nhiên bằng phần mềm Adobe Acrobat Pro 9.0”, Trường Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Lê Văn Hiếu (2006), Công nghệ chế biến dầu mỏ, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 5. Nguyễn Khánh Diệu Hồng (2012), Nhiên liệu sạch, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 6. Trần Thị Hương (2018), Khóa luận tốt nghiệp “ Thiết kế E-book về một số chủ đề

hóa hữu cơ trong chương trình khoa học tự nhiên”, Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội 2.

7. Kiều Đình Kiểm (2005), Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

8. Đinh Thị Ngọ (2001), Hóa học dầu mỏ và khí, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

9. ht tp s : / / t e xt . 12 3 d o c . o r g / d o c u m e n t / 2 9 74 3 0 4 - ti e u - l u a n - m o i - t r u o n g - s u - c o - t r a n - d a u - va - a n h - h uon g - c u a - n o - d e n - s in h - th a i - bi e n . ht m

Một phần của tài liệu Xây dựng tư liệu điện tử chuyên đề “dầu mỏ và chế biến dầu mỏ” trong chương trình phổ thông mới (KLTN k41) (Trang 28)