Biện pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật

Một phần của tài liệu Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn nơi sinh viên thực tập (Trang 32 - 34)

2.1. Với cơ quan công an

+ Đẩy mạnh công tác tuần tra để quản lý, kiểm soát các tuyến đường, địa bàn trọng điểm nhằm răn đe, trấn áp tội phạm, chủ động phòng ngừa tội phạm và có thể phát hiện tội phạm trộm cắp tài sản. Để đạt được kết quả cao hơn, lực lượng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội cần tăng cường xây dựng phương án và kế hoạch tuần tra khép kín địa bàn, kết hợp với Công an từng

tỉnh, huyện, chốt chặn những địa điểm xung yếu, những nơi mà bọn tội phạm thường xuyên qua lại.

+ Tăng cường hoạt động của lực lượng an ninh cơ sở như: bảo vệ dân phố, dân phòng… nâng cao hoạt động mô hình nhà trọ tự quản, tổ xe ôm tự quản, câu lạc bộ phòng, chống tội phạm…để nâng cao sức chiến đấu trong toàn xã hội đối với công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản

2.2. Với Viện kiểm sát

Với chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản. Để phát huy vai trò này, lực lượng cán bộ ngành Kiểm sát cần tiến hành một số biện pháp sau đây: - Tăng cường kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đảm bảo việc tố giác, tin báo về tội phạm kịp thời, đúng pháp luật.

- Ngành kiểm sát cần chú trọng công tác xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, từng bước kiện toàn củng cố tổ chức, rèn luyện, giáo dục phẩm chất đạo đức người cán bộ kiểm sát;

- Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động của ngành Kiểm sát xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỹ cương và trách nhiệm”; tiếp tục thực hiện các chủ trương của Đảng về “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” và “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa”;

- Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần thực hiện tốt các Quy chế phối hợp liên ngành với cơ quan bảo vệ pháp luật, kiểm sát chặt chẽ việc bắt, tạm giữ, tạm giam, hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng;

2.3. Với Tòa án nhân dân

Việc áp dụng pháp luật đúng đắn của ngành Tòa án trong công tác xét xử các vụ án trộm cắp tài sản là vấn đề rất quan trọng. Có xét xử đúng mới

có điều kiện phát huy tính giáo dục, phòng ngừa của biện pháp xử lý và mới có thể chỉ ra nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để có kiến nghị xác đáng. Vì vậy, Tòa án nhân dân cần làm tốt một số biện pháp sau đây:

- Coi trọng và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức thực hiện nghiêm túc “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân”. 11Tăng cường đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho Thẩm phán, Cán bộ Tòa án về phẩm chất chính trị, pháp luật, nghiệp vụ xét xử. Xây dựng đội ngũ Hội thẩm nhân dân có trình độ, am hiểu về pháp luật.

- Chủ động phối hợp với Cơ quan Công an, Viện kiểm sát và các cơ quan hữu quan để mở các phiên tòa xét xử lưu động đối với các vụ án trộm cắp tài sản nhằm tuyên truyền và giáo dục trong nhân dân, nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản.

- Thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự, đồng thời phối hợp với Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự các cấp nhằm bảo đảm bản án, quyết định hình sự của Tòa án về các vụ trộm cắp tài sản đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành trên thực tế và đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn nơi sinh viên thực tập (Trang 32 - 34)