Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học
Để loại các hạt lơ lững ra khỏi nước thải thường sử dụng các quá trình thủy cơ như lọc qua song chắn, lưới lọc, ly tâm, lắng và lọc.
+ Lọc qua song chắn rác: song chắn rác thường đặt dưới hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như: nhánh gỗ, lá, giấy nilon, giấy vụn…đồng thời bảo vệ các công trình bơm, tránh ách tắc đường ống, mương dẫn.
Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn rác chia làm 2 loại: -Song chắn thô có khoảng cách giữa các tanh từ 60 – 100 mm -Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm
+ Lưới lọc: lưới lọc dùng để khử các chất lơ lững có kích thước nhỏ thu hồi các thành phần quý không tan hoặc khi cần phải loai bỏ rác có kích thước nhỏ.
+ Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rổng hình trụ quay tròn hoặc đặt trên các khung hình đĩa.
+ Lắng: dùng để tách các chát không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc trọng lực, các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 – 95% lượng cặn có trong nước thải.
Phương pháp hóa lý
Là các quá trình đông, keo tụ, tuyển nồi hấp thụ, trao đổi Ion… phương pháp này thường được sử dụng để tách những hạt rắn ở dạng keo, các chất hoạt động bề mặt, kim loại nặng trong nước hay để làm sạch triệt để nước thải sau khi xử lý sinh học.
+ Đông tụ và keo tụ: là quá trình thô hóa các hạt phân tán và nhũ tương, độ bền tập hợp bị phá hủy, hiện tượng lắng xảy ra
Sử dụng đông tụ có hiệu quả khi các hạt keo phân tán có kích thước 1 – 100 µm. Phương pháp hóa học
Phương pháp dùng các tác nhân hóa học để xử lý nước thải bằng quá trình trung hòa, ôxi hóa khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng tác nhân hóa học nên đều là
phương pháp gây ô nhiễm thứ cấp. Người ta sử dụng phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống cấp ước khép kín. Đôi khi phương pháp này dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau công đoạn này là phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn nước
+ Trung hòa: nước thải của một ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất, do các quá trình công nghệ có thể có chứa các axit hoặc bazo, có khả năng gây ăn mòn vật liệu, phá vở các quá trình sinh hóa của các công trình xử lý sinh học.
+ Các phương pháp trung hòa bao gồm:
-Trung hòa lẩn nhau giữa nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm
-Trung hòa dịch thải có tính axit, dùng các chất loại kiềm như: NaOH, KOH, NaCO3, NH4OH…
+ Ôxi hóa khử: đa số các chất vô cơ không thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa được trừ trường hợp các kim loại nặng như Cu, Zn, Pb, Co, Fe, Mn, Cr… bị hấp phụ vào bù hoạt tính.