2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-Bệnh nhân được chẩn đoán là u tuyến thượng thận lành tính và được điều
trị phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3/2015 đến 3/2018
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định u tuyến thượng thận lành tính ( bằng LS + CLS) và đồng ý phẫu thuật nội soi
- Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận đường trong phúc mạc
- Kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật là u tuyến thượng thận lành tính - Có bệnh án ghi chép đầy đủ thông tin
- Liên lạc tái khám sau phẫu thuật
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- U tuyến thượng thận nghi ngờ ung thư: dựa vào chủ yếu cắt lớp vi tính, siêu âm
- Kết quả giải phẫu bệnh không phải u tuyến thượng thận - Các hồ sơ, bệnh án không có đầy đủ thông tin
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Sử dụng phương pháp chọn mẫu không xác suất (chọn mẫu thuận tiện) bao gồm toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu
2.2.3. Các biến số nghiên cứu
2.2.3.1 Các đặc điểm chung
- Tuổi: phân loại nhóm tuổi theo WHO (18-29, 30-39, 40-59, ≥60) - Giới: tỉ lệ nam/nữ
- Vị trí u: Bên phải hoặc bên trái, thông tin được ghi nhận từ kết quả siêu âm và chụp cắt lớp vi tính
- Kích thước u: <5cm, 5-10cm, >10cm
2.2.3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
-Bệnh nhân có hội chứng Cushing
-Bệnh nhân có hội chứng Conn
-Bệnh nhân có hội chứng Apert-Gallais
-Bệnh nhân có u tuyến thượng thận không chế tiết
2.2.3.6. Một số đặc điểm của chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán u tuyếnthượng thận lành tính thượng thận lành tính
* Siêu âm
Chúng tôi ghi nhận kết quả siêu âm được thực hiện bởi các bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai,đánh giá về: vị trí u, đặc điểm kích thước u, đặc điểm đậm độ u và các đặc điểm khác của u tuyến thượng thận lành tính
+ Tiêu chuẩn đánh giá kích thước khối u trên siêu âm: chia thành 2 nhóm kích thước: u<50mm và u>50mm
+ Tiêu chuẩn đánh giá đậm độ âm của khối u: Lấy đậm độ u của nhu mô thận làm chuẩn, nếu tăng âm hơn so với nhu mô thận thì đánh giá là tăng âm, nếu giảm âm hơn thì đánh giá là giảm âm, đánh giá hỗn hợp âm khi đậm độ âm không đều
+ Tiêu chuẩn đánh giá các dấu hiệu trên siêu âm:
- Hoại tử là hình giảm âm bờ không đều trong có thể có hình tăng âm. - Dấu hiệu vôi hóa là hình tăng âm kèm bóng cản phía sau.
- Hạch to trong ổ bụng là những nốt giảm âm, hình tròn, bờ đều rõ, kích thước 1,5-2,0cm, nằm dọc đường đi của mạch máu lớn.
- Dấu hiệu đè đẩy thể hiện các tạng và mô bị khối u đẩy lệch khỏi vị trí bình thường nhưng còn ranh giới giữa khối u và các thành phần bị đề đẩy.
- Dấu hiệu xâm lấn: là sự xâm lấn của khối u vào mô và tạng lân cận, ranh giới giữa u và mô bị xâm lấn hầu như không phân biệt được.
* Cắt lớp vi tính
Chúng tôi ghi nhận kết quả chụp cắt lớp vi tính được thực hiện bởi các bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai, đánh giá về: vị trí u , đặc điểm kích thước u, đặc điểm cấu trúc u và các đặc điểm khác
+ Tiêu chuẩn đánh giá trên CLVT
- Tiêu chuẩn đánh giá kích thước: chúng tôi lấy kết quả số đo kích thước <5cm và >5cm.
- Tiêu chuẩn đánh giá cấu trúc dựa vào hình ảnh và đo tỷ trọng. Tỷ trọng của siêu âm và CLVT khẳng định u TTT bình thường là 30±5UH (Hounsfild-unite).
- Đè đẩy các tạng: dựa vào vị trí giải phẫu bình thường của các tạng bị đè đẩy
- Xâm lấn: dựa vào lớp mỡ giữa các tạng và khối u, nó có thể bị xóa hoàn toàn hay kèm theo mất liên tục bờ tạng bị xâm lấn.
2.2.4. Đánh giá kết quả
- Thời gian mổ: được tính bằng phút, tính từ lúc rạch da đến lúc khâu đóng lỗ trocart cuối cùng
• Số lượng máu mất (được tính bằng ml, ghi nhận số lượng máu mất qua bảng theo dõi gây mê; trường hợp lượng mất máu ít lượng máu không ra đủ tới bình thì tiến hành đếm, cân số lượng gạc thấm máu hoặc lượng máu nằm trong ống hút không đủ ra tới bình thì lượng máu mất coi như bằng 0)
- Tỉ lệ chuyển sang mổ mở: ghi nhận lí do các trường hợp chuyển mổ mở do có khó khăn về kỹ thuật hoặc tai biến.
- Tình trạng huyết động: dựa theo mạch, HA • Tốt khi huyết động ổn định
• Xấu nếu huyết động thay đổi (mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc tăng) - Ghi nhận các tai biến trong phẫu thuật
+ Chảy máu: khi các biện pháp cầm máu trong mổ không xử lí được + Tổn thương mạch
+ Tổn thương tạng khác
+ Tràn khí dưới da taị vị trí đặt trocar
2.2.4.2. Đánh giá sau mổ
- Tình trạng huyết động : tốt xấu( dựa vào mạch, HA) - Thời gian có trung tiện
- Thời gian hậu phẫu (tính theo ngày) : tính bằng ngày ra viện trừ cho ngày phẫu thuật
- Ghi nhận kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật, được thực hiện tại khoa giải phẫu bệnh bệnh viện Bạch Mai
• Nhiễm trùng vết mổ: nề, tấy đỏ, chảy dịch, mủ, toác vết mổ
• Suy tuyến thượng thận cấp: mệt mỏi, nôn, đau bụng , giảm huyết áp, mạch nhanh, hạ kali và natri máu
• Dọa phù phổi cấp: đau ngực, khó thở, tăng huyết áp, rale ẩm đáy phổi
• Tử vong
2.2.5. Kiểm tra lại bệnh nhân sau mổ
Thời gian khám lại ngắn nhất là 8 tháng, thăm khám bao gồm: - Lâm sàng
Khám kiểm tra đánh giá sự thay đổi của các dấu hiệu trên lâm sàng so với trước mổ.
+ Sinh hóa:
• Cortisol máu 8h và 20h: làm trên tất cả các bệnh nhân, đánh giá khả năng bài tiết cortisol sau mổ nhằm kiểm tra tình trạng TTT có suy hay không. Đối với hội chứng Cushing kiểm tra cortisol còn nhằm đánh giá kết quả điều trị: u có tái phát hay không.
• Catecholamine máu: nghiên cứu chỉ làm chọn lọc trên bệnh nhân pheochromocytome nhằm đánh giá kết quả điều trị.
• Kali máu: làm chọn lọc trên bệnh nhân hội chứng Conn để đánh giá kết quả điều trị.
+ Siêu âm: làm trên tất cả bệnh nhân gọi kiểm tra, sàng lọc chẩn đoán kết quả điều trị có tái phát hay không.
+ Chụp cắt lớp vi tính: thực hiện trên những đối tượng mà lâm sàng, sinh hóa đặc biệt siêu âm nghi ngờ có u.
• Tốt: Lâm sàng tiến triển tốt, các triệu chứng giảm và ổn định dần, huyết áp trở lại bình thường. Sinh hóa bình thường. Siêu âm và CLVT khẳng định đã cắt hết u và không có u tái phát.
• Trung bình: có một số dấu hiệu lâm sàng không ổn định hoàn toàn, sinh hóa bình thường, SA và CLVT khẳng định không có u tái phát.
• Xấu: lâm sàng và cận lâm sàng không giảm, xuất hiện biến chứng. Kết quả kiểm tra SA và CLVT không cắt hết u hoặc có u tái phát.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
2.2.6.1. Thu thập số liệu