TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ U TUYẾN THƯỢNG THẬN 1 Thế giớ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI điều TRỊ u TUYẾN THƯỢNG THẬN LÀNH TÍNH tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 28 - 30)

1.6.1. Thế giới

- Về chẩn đoán u tuyến thượng thận: Năm 1855, T.Addison mô tả lâm sàng suy tủy thượng thận. Ông ghi nhận sự nhồi máu tuyến thượng thận khi mổ tử thi. Năm 1886, Frankel mô tả lâm sàng của u tủy thượng thận. Năm 1912, Pick đưa ra thuật ngữ “pheochromocytoma” để mô tả u tủy thượng thận.Năm 1929, Pincoff đã chẩn đoán u tủy thượng thận trước mổ. Năm 1937, Beer, King, và Prizmetal chứng minh epinephrine là tác nhân gây cơn tăng huyết áp. Năm 1954, Conn.J.W đã mô tả đặc trưng bởi các dấu hiệu: tăng huyết áp, giảm Kali máu và nhiễm kiềm chuyển hóa, sau này được gọi là hội chứng Conn.Năm 1960, Liddle dùng nghiệm pháp ức chế dexamethasone để chẩn đoán phân biệt bênh cushing và hội chứng cushing

- Về phẫu thuật u tuyến thượng thận: Năm 1889, Thorton thực hiện phẫu thuật u tuyến thượng thận bằng đường mổ bụng chữ T. Năm 1923, Villard.E phẫu thuật cắt bỏ pheochromocytoma. Tuy nhiên khi đó phẫu thuật mở u tuyến thượng thận vẫn luôn là một thách thức đối với ngoại khoa. Phẫu thuật cắt bỏ u tuyến thượng thận chỉ thực sự phát triển thành công từ 40 năm nay. Năm 1981, Luton J.P công bố nghiên cứu cắt bỏ u tuyến thượng thận trên 329 bệnh nhân Cushing. Năm 1994, Matinot thông báo điều trị phẫu thuật 57

trường hợp hội chứng Conn. Năm 1992, Gagner.M thực hiện thành công cắt tuyến thượng thận qua nội soi đầu tiên và năm 1996 thông báo 100 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt tuyến thượng thận. Thành công của phẫu thuật nội soi đã khắc phục được các nhược của phẫu thuật kinh điển, mở ra một trang mới trong lịch sử điều trị ngoại khoa u tuyến thượng thận

1.6.2. Việt Nam

Một số nghiên cứu về chẩn đoán u tuyến thượng thận đã được công bố: Đặng Văn Chung năm 1971 [2], Nguyễn Mười năm 1986 [16], Lê Huy Liệu năm 1991 [14], Đỗ Chung Quân năm 1995 [18], Hoàng Đức Kiệt năm 1996, Nguyễn Đình Minh 1999 [17], Nguyễn Duy Huề 2004 [10].

Phẫu thuật u TTT theo phương pháp kinh điển đã được thực hiện vào những năm 1960-1970 bởi Tôn Thất Tùng, Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Bửu Triều [3], [4], [24]. Năm 1990, Nguyễn Đình Hối thông báo một trường hợp pheochromocytome ngoài TTT [9]. Năm 1995, Nguyễn Bửu Triều, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Thị Xiêm công bố kết quả điều trị phẫu thuật 2 trường hợp nam tính hóa [21]. Năm 2001, Vũ Đức Hợp, Vũ Lê Chuyên [11] thông báo một số nhận xét về điều trị u TTT tại bệnh viện Bình Dân. Năm 2001, Nguyễn Bửu Triều, Lê Ngọc Từ, Hoàng Long [23] thông báo kết quả điều trị cắt u TTT bằng phương pháp kiểm soát mạch máu qua 52 trường hợp tại bệnh viện Việt Đức. Năm 1990, Nguyễn Đình Hối thông báo 1 trường hợp Pheochromocytome ngoài tuyến thượng thận

Năm 1998, Trần Bình Giang [5] thông báo 2 trường hợp cắt u TTT nội soi đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2000, Trần Bình Giang, Nguyễn Đức Tiến báo cáo 30 trường hợp cắt u TTT qua nội soi tại hội nghị nội soi châu á Thái Bình Dương tổ chức tại Singapore. Năm 2004, Vũ Lê Chuyên [1] đã thông báo 30 trường hợp cắt bỏ bướu TTT qua nội soi ổ bụng tại bệnh viện Bình Dân thành

phố Hồ Chí Minh. Năm 2006, Trần Bình Giang, Nguyễn Đức Tiến thông báo 140 trường hợp tại hội nghị nội soi thế giới Hawai (Mỹ).

Chương 2

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT nội SOI điều TRỊ u TUYẾN THƯỢNG THẬN LÀNH TÍNH tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 28 - 30)