tính giá thành sản phẩm
1. Xây dựng hệ thống kế toán chi phí sản xuất linh hoạt
Trên thực tế, sản xuất kinh doanh cho thấy để kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải thực hiện đồng bộ nhiều yêu cầu, tuy nhiên một trong những
yêu cầu quan trọng để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh vẫn là các nhà quản lý phải làm chủ được các khâu chi phí để hạ giá thành sản phẩm bởi vì mỗi khi chi phí tăng thêm là sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận. Do vậy các nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí của doanh nghiệp
Để quản lý được chi phí, cần thiết phải làm rõ các cách phân loại chi phí khác nhau trong kế toán quản trị, vì mỗi cách phân loại chi phí đều cung cấp thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau để các nhà quản trị ra những quyết định thích hợp.
Trong kế toán tài chính, chi phí được hiểu là một khoản chi phí bỏ ra để thu được một số sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lây một khoản thu về. Điều này chỉ có thể giải quyết đầy đủ và có hiệu quả khi doanh nghiệp có một hệ thống định mức chi phí tiêu chuẩn hoàn hảo. Vì để làm chủ được các chi phí, các nhà quản lý có hai quyết định liên quan đến chi phí bỏ ra và các quyết định liên quan đến lượng vật chất sử dụng nên vai trò của hệ thống phí tiêu chuẩn là:
Một là, hệ thống phí tiêu chuẩn có tác dụng lập nên dự toán. Các dự toán thường bao gồm các số tổng hợp của các khoản phí tổn dự kiến.
Hai là hệ thống phi tiêu chuẩn có tác dụng quan trọng đối với kiểm soát chi phí, cho phép kiểm soát chi phí ở từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp. Mọi sự chênh lệch giữa thực tế thực hiện với thực tế định mức cho phép đều phải được nhanh chóng kiểm tra nhất là khi chi phí thực tế cao hơn chi phí tiêu chuẩn.
Hệ thống chi phí tiêu chuẩn có thể được dùng trong phương pháp kế toán chi phí theo công việc hoặc theo qui trình sản xuất. Tuy vậy, điểm khác nhau duy nhất giữa hai hệ thống kế toán này là tổng hợp sản phẩm. Báo cáo được dùng là các phiếu chi công việc. Trong hệ thống xác định phí tiêu chuẩn theo công việc, tất cả giá và lượng sẽ được kế hoạch hoặ ước tính số lượng còn trong phương pháp kế toán theo qui trình sản xuất, tất cả các hoạt động sản xuất được tổng hợp theo phân xưởng và phản ánh trên báo cáo sản xuất của phân xưởng.
Để cung cấp kịp thời, nhanh chóng các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, thì ngoài hệ thống kế toán chi phí thực tế đang áp dụng, cần bổ sung thêm hệ thống kế toán chi phí thông dụng và hệ thống kế toán chi phí định mức. Việc sử dụng linh hoạt 3 hệ thống này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể ra quyết định kinh doanh kịp thời, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.
Tính chất linh hoạt của 3 hệ thống này thể hiện như sau:
Hệ thống kế toán chi phí thực tế luôn chính xác và phù hợp cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào cuối kỳ.
Hệ thống kế toán chi phí thông dụng giúp cho doanh nghiệp có thông tin nhanh chóng về giá thành sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào nhờ việc dùng phương pháp ước tính để tính chi phí sản xuất, đến cuối kỳ kế toán tập họp đầy đủ chi phí thực tế và điều chỉnh lại giá thành cho dúng.
Hệ thống kế toán chi phí định mức phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có định mức kỹ thuật tiên tiến chính xác và nguồn cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên ít biến động. Thông tin giá thành định mức giúp phát hiện nhanh sự thay đổi về định mức, các khoản chênh lệch so với định mức, đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, từ đó các nhà quản lý có cơ sở xác định đúng nguyên nhân để giải quyết kịp thời. Đến cuối kỳ, kế toán xử lý các khoản biến động chi phí thực tế so với định mức để tính đúng và tính đủ vào giá thành sản phẩm.
Việc sử dụng 3 hệ thống kế toán chi phí trên đã và đang được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng rất hiệu quả.
2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất
Hệ thống tài khoản chi phí sản xuất phải có tính thống nhất cao và bao quát toàn diện đối với các loại hình doanh nghiệp.
Đặc biệt để khắc phục nhược điểm đối với tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, có 2 phương án sau đây:
Phương án 1: Mở thêm tài khoản cấp 2 của tài khoản 621
Theo phương án này, tài khoản 621 sẽ được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: - TK 6211 “Chi phí nguyên vật liệu chính”
- TK 6212 “Chi phí vật liệu khác”
Khi áp dụng phương án này, ké toán sẽ không mất thời gian vào việc tách đối tượng chế biến (nguyên vật liệu chính) và chi phí chế biến (vật liệu khác) ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nữa. Từ đó việc xác định giá thành sản phẩm được kịp thời, nhanh chóng.
Phương án 2: Thay đổi nội dung phản ánh của TK 621
Theo phương án này, TK 621 chỉ phản ánh giá trị nguyên vật liệu chính trực tiếp tiêu hao liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm mà không bao gồm các loại vật liệu khác. Giá trị các loại vật liệu khác sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung, cuối kỳ sẽ phân bổ cho các đối tượng tính giá có liên quan. Vì trên thực tế, giá trị vật liệu khác tiêu hao có liên quan trực tiếp dến sản xuất chế tạo sản phẩm thường không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Ngoài ra để hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi phí cần phân loại chi phí ngay trong quá trình hạch toán. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ chi phí kinh doanh (gồm định phí và biến phí) được tập hợp theo từng đối tượng liên quan không được phân loại ngay từ khi phát sinh. Vì vậy để tính điểm hoà vốn, phân tích kinh doanh, kế toán phải phân loại lại chi phí . Như vậy mất rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, kế toán cần phân loại từng khoản chi phí thành định phí và biến phí ngay từ khi phát sinh. Từ đó giúp cho hệ thống tài khoản có hướng để hoàn thiện hơn.
3. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Muốn phương pháp kiểm kê định kỳ được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp , trước hết cần phải cải tiến công việc của thủ kho, cũng như kế toán kho cho phù hợp với đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ. Kế toán không
cần mở và ghi chép tình hình nhập, xuất hàng vào các sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá mà chỉ cần lập bảng kê số lượng và giá trị các loại hàng tồn kho tăng lên trong kỳ theo từng mặt hàng để phục vụ cho yêu cầu tính giá lúc cuối kỳ, theo công thức:
Trị giá hàng xuất = Tổng trị giá hàng nhập + Chênh lệch
trong kỳ trong kỳ giá trị tồn kho
Tiếp theo là việc tổ chức lại phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hướng dơn giản, rõ ràng và thiết thực hơn như sau:
Dùng TK 6111 “Mua nguyên vật liệu” để phản ánh giá trị các loại nguyên vật liệu mua về để phục vụ cho sản xuất sản phẩm, không phản ánh vào TK này giá trị các loại công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng (những giá trị này sẽ hạch toán vào TK khác, như TK 6112)
TK 6111 có 2 TK cấp 3 là “Giá mua” và “chi phí thu mua”
Trong đó chi phí thu mua nguyên vật liệu sẽ đựoc tính toán và phân bổ lúc cuối kỳ để thuận lợi cho việc tính giá thực tế nguyên vật liệu cuối kỳ và nguyên vật liệu xuất trong kỳ.
Hạch toán trực tiếp các chi phí sản phẩm vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất” mà không cần hạch toán qua các TK 621, TK622, TK 627. Sự thay đổi này sẽ làm cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ càng đơn giản hơn so với phương pháp kê khai thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo 3 khoản mục chi phí như quy định.
Trên đây chỉ là một số nhận xét và đề xuất để khắc phục những nhược điểm chủ yếu của hệ thống kế toán nước ta trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kết luận
Một đất nước có nền kinh tế vững mạnh thể hiện ngay trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, các doanh nghiệp luôn phải phấn đấu xây dựng các chiến lược kinh doanh thực sự hiệu quả, trong đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm.
Quản lý có hiệu quả, sử dụng chi phí sản xuất tiết kiệm, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của các nhà quản trị trong đó có những người làm công tác kế toán.
Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất nước ta nói chung phải hoàn thiện từ trong bản thân từng bộ phận, đặc biệt là phần kế toán chi phí sản xuất thì mới có thể đứng vững trên thị trường đầy cơ hội nhưng không ít những thử thách ngày nay.
Lời mở đầu ... 1
Phần I: Cơ sở lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phâm trong các doanh nghiệp sản xuất ... 3
I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ... 3
1. Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. ... 3
2. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm. ... 4
3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm. ... 5
II. Đối tượng và các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ... 5
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. ... 5
2. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: ... 6
3. Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ ... 17
III. Đối tượng và các phương pháp tính giá thành sản phẩm:... 23
1. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. ... 23
2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu... 25
IV. Kinh nghiệm kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở một số nước trên thế giới. ... 28
1. Theo hệ thống kế toán Pháp: ... 28
2. Tại Mỹ. ... 29
Phần II: Thực trạngvà một số đề xuất cho công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ... 32
I. Thực trạng về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp việt nam hiện nay. ... 32
1. Ưu điểm: ... 32
2. Nhược điểm: ... 32
II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ... 34
1. Xây dựng hệ thống kế toán chi phí sản xuất linh hoạt ... 34 2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất ... 36 3. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ ... 37