Thực trạng về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Bàn về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp doc (Trang 32 - 34)

phẩm trong các doanh nghiệp việt nam hiện nay.

1. Ưu điểm:

Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, hệ thống kế toán Việt Nam, đặc biệt là hệ thống kế toán chi phí sản xuất đã từng bước hoàn thiện và phục vụ tốt cho yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới. Hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán được áp dụng thống nhất trong cả nước hiện nay theo Quyết định 1141 TC/QĐ ngày 1/11/1995, Quyết định 1177 TC/CĐKT ngày 23/12/1996 áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, và gần đây nhất là Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 về hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán này đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin cho quản lý ở một mức độ nhất định, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép, phản ánh của kế toán cũng như công tác kiểm tra. Nó cũng thể hiện sự thích ứng với yêu cầu và đặc điểm của nền kinh tế thị trường, thể hiện được sự vận dụng có tính chọn lọc các chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế vào Việt Nam.

2. Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm nói trên hệ thống kế toán chi phí nước ta còn có nhiều vấn đề bất cập, cần phải khắc phục. Em xin đưa ra một số nhược điểm chính sau:

2.1. Hệ thống kế toán chi phí sản xuất còn thiếu sự linh hoạt

Hệ thống kế toán chi phí sx của nước ta hiện nay là hệ thống kế toán chi phí thực tế. Trong kỳ kế toán luôn ghi nhận các chi phí thực tế phát sinh để tập hợp chi phí sản xuất. Việc làm này là chính xác nhưng không phải lúc nào cũng thuận tiện vì đến cuối kỳ kế toán mới tính được giá thành sản phẩm. Đối với chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thì hầu như có thể tính ngay được dựa trên các chứng từ nội bộ cung cấp như các phiếu yêu cầu nguyên vật liệu,lệnh sản xuất, phiếu thời gian. Còn đối với chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ mới xác định được do phụ thuộc vào các chứng từ bên ngoài như hoá đơn tiền điện, nước, chất đốt. Các hoá đơn này đến cuối kỳ các nhà cung cấp mới tính và báo cho doanh nghiệp hoặc có thể đầu kỳ sau mới gửi cho doanh nghiệp. Nhưng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho, tiêu thụ xen kẽ liên tục, nên doanh nghiệp rất cần thông tin về chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, làm cơ sở để xác định đúng giá bán. thông tin này rất quan trọng, có nó doanh nghiệp sẽ có khả năng định giá, xác định chiến lược cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài khó khăn trong việc lấy thông tin về chi phí sản xuất chung kịp thời, hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho trong hệ thống kế toán nước ta cũng ảnh hưởng đến thời điểm, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đến cuối kỳ là hợp lý. đối với phương pháp kê khai thường xuyên thì mọi sự biến động tăng và giảm chi phí đều phải hạch toán kịo thời, thường xuyên chứ không đợi đến cuối kỳ. Theo chế độ kế toán hiện hành, tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanđ’ở dang” hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nhưng chỉ đến cuối kỳ mới được phép tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhập kho, điều này không phù hợp với nội dung của phương pháp kế toán.

2.2.Hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất chưa có tính thống nhất cao và toàn diện

Nguyên nhân chủ yếu là những hướng dẫn về nội dung và phương pháp vận dụng chưa thật cụ thể, chưa thật sự gắn liền với đặc điểm của các đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô và đặc điểm khác nhau. Việc hướng dẫn chưa thống nhất, còn nhiều điểm thiếu chính xác, mâu thuẫn với nhau nên việc vận dụng vào thực tế cũng rất khó khăn và thiếu thống nhất giữa các doanh nghiệp. Cụ thể đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, toàn bộ các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

đến chi phí sản xuất đều được tập hợp vào tài khoản hạch toán chi phí sx. Điều này gây khó khăn cho kế toán trong việc phân biệt chi phí và thu thập thông tin chi phí từng loại.

Đặc biệt đối với tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (bao gồm nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ. Như vậy đến cuối kỳ, việc xác định giá trị sản phẩm dở dang là rất khó khăn, vì nguyên vật liệu chính là đối tượng chế biến, còn vật liệu khác là chi phí chế biến. Do đó, khi tính giá trị sản phẩm dở dang, kế toán bắt buộc phải tách giá trị vật liệu chính ra khỏi chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp.

2.3.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ chưa được áp dụng nhiều trong thực tế.

Phương pháp kiểm kê định kỳ có rất nhiều ưu điểm : đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán hàng tồn kho. Nhưng thống kê thực tế cho thấy rất ít doanh nghiệp ở nước ta áp dụng phương pháp này để hạch toán hàng tồn kho trong đó có phần hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do đặc điểm của phương pháp này là không phản ánh tình hình xuất nguyên vật liệu trong kỳ mà chỉ dựa vào tình hình nhập kho và kiểm kê cuối kỳ để xác định giá trị hàng xuất trong kỳ. Vì vậy chế độ chứng từ kế toán, phương pháp hạch toán chi tiết và tổng hợp về hàng tồn kho cũng như hạch toán chi phí sản xuất được đặt ra với yêu cầu rất cao về tính pháp lý, cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, thực trạng về chế độ chứng từ kế toán và phương pháp hạch toán này chưa được cải tiến một cách phù hợp để đáp ứng yêu cầu trên nên ưu điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ không được làm rõ.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Bàn về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp doc (Trang 32 - 34)