mạc ngoại vi
Laser quang đông toàn võng mạc làm thoái triển tân mạch bằng cách phá hủy võng mạc ngoại vi thiếu máu, cải thiện tình trạng thiếu ôxy của các lớp trong võng mạc, cải thiện điều hòa lưu lượng máu võng mạc, đặc biệt ngăn cản sự giải phóng các yếu tố tăng sinh mạch máu (VEGF).
Cùng với cơ chế ngăn cản sự giải phóng các yếu tố tăng sinh mạch máu thì các chất kháng VEGF cũng có vai trò hữu hiệu trong điều trị bệnh VMĐTĐ và bệnh TTMTTVM. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra vai trò của các chất kháng VEGF trong điều trị phù hoàng điểm.
Khi có những bất lợi trong việc làm laser như đục môi trường trong suốt, xuất huyết dịch kính... thì chất kháng VEGF đang được nghiên cứu như sự thay thế và điều trị bổ trợ cho laser quang đông trong điều trị bệnh VMĐTĐ
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã khám phá việc sử dụng phối hợp 1 kháng VEGF tiêm nội nhãn kết hợp với laser toàn võng mạc (PRP) trong điều trị bệnh VMĐTĐ và bệnh TTMTTVM. Các nghiên cứu đã tìm thấy giảm rò rỉ trên chụp mạch huỳnh quang khi điều trị phối hợp so với chỉ làm PRP [30], [24]. Ngoài những phát hiện trên chụp mạch huỳnh quang, phương pháp điều trị phối hợp đã chứng minh rằng tình trạng tái phát tân mạch giảm hơn so với chỉ làm PRP [26].
Việc điều trị phối hợp cũng được chứng minh làm cho tình trạng xuất huyết dịch kính nhanh ổn định, sự thoái lui tân mạch tốt hơn, thị lực được cải thiện hơn khi điều trị bệnh VMĐTĐ tăng sinh nguy cơ cao trong thời gian ngắn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy việc điều trị phối hợp làm giảm nhẹ sự dày lên thoáng qua của hoàng điểm và tình trạng giảm thị lực so với mắt chỉ làm laser toàn võng mạc [9],[22].
Trong nghiên cứu 29 mắt trong 29 bệnh nhân có bệnh VMĐTĐ có nguy cơ cao, tác giả Filho thấy rằng khi tiêm nội nhãn 0,5mmg ranibizumab + PRP thì sự rò rỉ Fluorescein ở tuần 48 giảm nhiều hơn so với chỉ làm PRP [9]. Hơn nữa, trong khi thị lực giảm nhiều sau khi làm PRP ở tuần 16, 32, 48 trong nhóm chỉ làm PRP thì không có sự giảm thị lực khi điều trị kết hợp PRP với 1 kháng VEGF nội nhãn.
READ-2 (Ranibizumab for Edema of the mAcula in Diabetes study), so sánh ranibizumab (0.5 mg), ranibizumab phối hợp với laser và laser đơn thuần. Tại thời điểm 6 tháng, thị lực cải thiện có ý nghĩa ở nhóm ranibizumab đơn thuần so với nhóm laser đơn thuần và nhóm ranibizumab phối hợp laser. Việc bổ sung laser với điều trị ranibizumab không giúp cải thiện thị lực [19], [6].
REVEAL so sánh ranibizumab (0.5 mg) với ranibizumab bổ sung laser và điều trị laser đơn thuần. Tại thời điểm 12 tháng, cả 2 nhóm điều trị bằng ranibizumab cho kết quả thị lực cải thiện hơn so với nhóm điều trị bằng laser đơn thuần [16].
RESTORE thiết kế nhóm nghiên cứu tương tự READ-2 (ranibizumab (0.5 mg), laser và ranibizumab phối hợp laser); kết quả được đánh giá tại thời điểm 12 tháng. Ranibizumab cải thiện thị lực, với laser bổ sung không có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu kéo dài 2 năm cho thấy kết quả tương tự [17].
CHƯƠNG 2