Tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DỊCH tễ học, lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ VIÊM PHỔI DO s PNEUMONIAE ở TRẺ EM dưới 5 TUỔI tại BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 29)

2.4.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá về dịch tễ chung

- Giới: Nghiên cứu sự liên quan giữa giới tính và các đặc điểm bệnh lý

của các đối tượng nghiên cứu.

-Địa dư: Nghiên cứu sự liên quan giữa địa dư (thành thị, nông thôn) và

các đặc điểm bệnh lý của các đối tượng nghiên cứu.

-Thời gian mắc bệnh: Nghiên cứu sự liên quan giữa thời điểm mắc bệnh

trong năm và các đặc điểm bệnh lý của các đối tượng nghiên cứu.

-Đánh giá các yếu tố nguy cơ: Tiền sử đẻ non, thấp cân, nuôi dưỡng,

tiêm phòng, nhiễm trùng hô hấp, dị ứng của đối tượng nghiên cứu.

2.4.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá về lâm sàng

-Ho: Thời gian xuất hiện; ho khan(tiếng ho trong, không có đờm), ho đờm (ho thường xuyên có đờm, có thể khạc ra đờm có màu trong hoặc trắng đục, vàng, xanh).

-Sốt: được định nghĩa là khi thân nhiệt của trẻ ≥ 37,5OC khi cặp nhiệt độ ở nách [29].

-Tím: quan sát của thầy thuốc khi thăm khám thấy trẻ có tím môi, quanh

môi, đầu chi, toàn thân.

-Nhịp thở nhanh: Theo tiêu chuẩn của WHO [30]

Trẻ < 2 tháng nhịp thở ≥ 60 lần/phút Trẻ từ 2 tháng – 12 tháng ≥ 50 lần/phút Trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi ≥ 40 lần/phút

-Rút lõm lồng ngực .

+ Nhìn vào 1/3 dưới lồng ngực, nếu lõm vào ở thì hít vào khi các thành phần khác của lồng ngực và bụng di động ra ngoài thì xác định là có rút lõm lồng ngực.

-Các dấu hiệu khó thở khác: trẻ thở gắng sức, phập phồng cánh mũi, co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực, tím tái, thở rên.

-Ran ở phổi: được đánh giá ở tất cả trường phổi (phía trước, sau, trên

dưới, rốn phổi cũng như vùng rìa phổi hai bên)

2.4.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá về cận lâm sàng:

X-quang tim phổi

Chụp X-Quang được tiến hành tại khoa Chẩn đoán hình ảnh – BVTW Thái Nguyên bằng máy X-Quang kỹ thuật số Shimazu theo quy trình do Bộ Y tế ban hành.

Hình ảnh tổn thương phổi bao gồm:

- Dạng nốt mờ nhỏ rải rác; tập trung hoặc lan tỏa - Dạng đám mờ đông đặc ở thùy, phân thùy. - Tổn thương dạng kẽ lan tỏa.

- Tràn dịch màng phổi.

- Những tổn thương trên có thể ở một hoặc hai bên phổi.

Công thức máu

Được thực hiện bằng máy phân tích huyết học tự động Laser 20 thông số 5 thành phần bạch cầu, Celltac F, hãng sản xuất: Nihon Kohden (Nhật Bản) thực hiện tại khoa huyết học BVTW Thái Nguyên

- Số lượng BC thay đổi theo tuổi . + BC tăng khi > 10 G /1.

+ BC giảm khi < 4 G/l.

Định lượng CRP huyết thanh được thực hiện bằng máy sinh hoá tự động,

model Beckman AU-5400, hãng sản xuất: Beckman Coulter (Mỹ) tại BVTW Thái Nguyên

CRP bình thường < 6mg/l. CRP tăng khi ≥ 6 mg/l

- Xét nghiệm tìm VK gây bệnh được thực hiện tại khoa vi sinh bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Sử dụng phương pháp cấy bán định lượng xác định được căn nguyên gây nhiễm trùng đường hô hấp.

- Bệnh phẩm được lấy từ dịch tỵ hầu.

- Thời điểm lấy bệnh phẩm: ngày đầu bệnh nhân nhập Khoa Nhi tổng hợp, khoa Sơ sinh-cấp cứu BVTW Thái Nguyên.

- Kỹ thuật lấy bệnh phẩm: Theo thường quy của TCYTTG [32].

Dụng cụ lấy dịch tị hầu: tăm bông có cán mềm, làm bằng thép không gỉ đã được hấp sấy vô khuẩn.

Cách lấy bệnh phẩm: đưa tăm bông vào qua đường mũi, độ sâu của tăm bông bằng 1/2 chiều dài từ cánh mũi đến dái tai cùng bên của bệnh nhân. Khi có cảm giác tăm bông chạm vào thành sau họng thì dừng lại, xoay tròn tăm bông theo chiều kim đồng hồ và từ từ rút tăm bông ra. Tăm bông lấy bệnh phẩm được đưa vào môi trường bảo quản và gửi ngay đến phòng xét nghiệm.

- Khi xác định VK gây bệnh thì định danh theo quy trình định danh bằng máy Vitek 2, làm KS đồ theo quy trình làm KS đồ bằng máy Vitek 2.

Xét nghiệm định danh VK và KS đồ bằng máy định danh tự động VITEK

- Nguyên lý định danh: dùng phương pháp đo màu để nhận biết các tính chất sinh vật hóa học của vi sinh vật thông qua sự thay đổi màu của các giếng môi trường có sẵn trong thẻ.

- Nguyên lý KS đồ máy: dựa vào đường cong phát triển của VK với các nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) khác nhau so sánh với dữ liệu data base để xác định MIC VK/nấm.

- Đọc kết quả nhạy cảm (S) – trung gian (I) – đề kháng (R).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DỊCH tễ học, lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ VIÊM PHỔI DO s PNEUMONIAE ở TRẺ EM dưới 5 TUỔI tại BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w