Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VAI TRÒ của SIÊU âm DOPPLER TIM TRONG CHẨN đoán và THEO dõi BỆNH NHÂN NHỒI máu cơ TIM cấp tại đơn vị hồi sức cấp cứu TIM MẠCH (Trang 25 - 26)

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu, mô tả.

Địa điểm nghiên cứu: Phòng C1 - Viện Tim Mạch bệnh viện Bạch Mai Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2015 - 10/2016.

Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Tất cả các đối tượng trong nghiên cứu được lựa chọn theo trình tự thời gian, không phân biệt về tuổi và giới tính

2.2.2. Các bước tiến hành

2.2.2.1 Quy trình làm siêu âm tim.

- BN được làm siêu âm tim ngay khi có chẩn đoán nhằm : Phát hiện những vùng cơ tim giảm vận động.

Đánh giá chức năng thất trái. Đánh giá cung lượng tim.

- Siêu âm tim lần 2 BN nhân được làm ngay sau can thiệp ĐMV nhằm : Đánh giá chức năng thất trái.

Đánh giá cung lượng tim.

Phát hiện những biến chứng, biến cố sau can thiệp

2.2.2.2.Các thông số siêu âm ghi nhận trong quá trình nghiên cứu.

- Các thông số đo trên TM: Dd, Ds, Es, IVSd, LVPWd, TP

- Các thông số đo trên 2D: EF (simpson) , các vùng cơ tim bị rối loạn vận động.

- Các thông số đo trên Doppler: mức độ hở van hai lá , ALĐMP, CO

2.2.2.3. Xác định sự liên quan của các thông số siêu âm tim Fs, EF, cung lượng tim với:

- Lâm sàng: theo độ Killip.

Khí máu động mạch. Men tim (troponin T/I)

2.2.2.4. Thành lập nên các nhóm BN:

(1) ổn định, ra viện. (2) nặng, tử vong, xin về

(3) diễn biến phức tạp kéo dài, xuất hiện các biến cố, biến chứng, trong quá trình điều trị.

Ở những nhóm này có sự khác biệt gì về các thông số siêu âm tim. Từ đó rút ra thông số siêu âm nào, hình ảnh siêu âm nào thay đổi nhiều nhất có ý nghĩa nhất để theo dõi và tiên lượng BN.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VAI TRÒ của SIÊU âm DOPPLER TIM TRONG CHẨN đoán và THEO dõi BỆNH NHÂN NHỒI máu cơ TIM cấp tại đơn vị hồi sức cấp cứu TIM MẠCH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w