CHƯƠNG 4: HÀNH VI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG TẠI VIỆT NAM
4.2 Hoạt động liên kết và sáp nhập (M&A)
M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao… Trong các giai đoạn thị trường cạnh tranh gay gắt, một số doanh nghiệp nhỏ bắt buộc phải liên kết lại để sống sót, trong khi các ông lớn thường sử dụng M&A để mở rộng mô hình kinh doanh một cách nhanh chóng nhất.
Ngành du lịch của Việt Nam trong một thập kỷ qua phát triển một cách vượt bậc. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch (tính riêng khách quốc tế) trong năm 2010 là hơn 5 triệu lượt, cho đến năm 2018 là khoảng 15.5 triệu. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam. Mảnh đất màu mỡ này lôi kéo nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bước vào thị trường, khiến sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Chính điều đó thúc đẩy sự hợp tác liên kết và sáp nhập của các doanh nghiệp lại làm thị trường M&A trở nên sôi động. Tương tự như thị trường kinh doanh hoạt động lưu trú, với quy mô dân số
đông, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, Việt Nam đang trở thành thị trường đặc biệt hấp dẫn với những nhà đầu tư vào lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng. Sau đây là những thương vụ M&A đình đám của ngành F&B. Sau đây là những thương vụ liên kết và sáp nhập đình đám của ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống trong những năm qua
Năm 2011, CTCP Du lịch Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria. Đây là thương vụ M&A lớn nhất được công bố trong thời điểm đó. Thiên Minh mua lại toàn bộ cổ phần của EEM Victoria (HK), trở thành chủ sở hữu của một hệ thống 6 khách sạn và resort mang thương hiệu Victoria tại Việt Nam và Campuchia.Thiên Minh hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, dịch vụ lữ hành… Năm 2010, doanh thu của cả hệ thống Thiên Minh là 800 tỷ đồng và được kỳ vọng tăng lên 1,000 tỷ đồng vào 2011.
Kirin Holding mua lại công ty mẹ của IFS: Đây là thương vụ M&A lớn giữa hai pháp nhân nước ngoài. Tập đoàn đồ uống của Nhật Bản Kirin Holdings thông báo đã mua lại toàn bộ cổ phần của Trade Ocean Holdings – công ty mẹ nắm 57.25% cổ phần của CTCP Thực phẩm quốc tế (IFS). Kirin đồng thời mua toàn bộ cổ phần tại công ty bánh kẹo và đồ uống Wonderfarm Biscuits & Confectionery, công ty đang nắm quyền sở hữu trí tuệ tại Interfood.Giá trị của thương vụ không được công bố. Giá IFS sau đó đã tăng gấp rưỡi so với cuối năm 2010.
Năm 2014, thông qua hai doanh nghiệp thành viên là Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công, Công ty CP Du lịch Thắng Lợi, TTC chi gần 70 tỷ đồng để mua lại cổ phần của Công ty CP Du lịch Golf Việt Nam (Vinagolf) và trở thành cổ đông lớn nhất. Vinagolf sở hữu ba khách sạn 4 sao tại Đà Lạt, Cần Thơ và Campuchia, một số khách sạn 2 - 3 sao ở Đà Lạt và Hội An. Trước đó, TTC cũng đã hoàn tất việc mua lại khách sạn 4 sao Michelia ở Nha Trang và khu nghỉ dưỡng 4 sao ở Phan Thiết.TTC cũng đã thành công trong việc mua lại khu nghỉ dưỡng Bàu Trúc (Ninh Thuận) và đầu tư thêm khoảng 10 triệu USD để nâng cấp Khu Du lịch Dốc Lết (Khánh Hòa) đạt chuẩn 4 sao.
Năm 2016, thương vụ chuyển nhượng có giá trị 74.9 triệu USD của khách sạn InterContinental Asiana Saigon thuộc khu phức hợp Kumho Asiana Plaza, TP
HCM thuộc top 10 giao dịch bất động sản có giá trị cao nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Năm 2011, Công ty International Consumer Products (ICP) đã chính thức trở thành chủ sở hữu chính của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thuận Phát sau khi chiếm giữ 51% cổ phần của công ty này. Công ty Cổ phần Thuận Phát được thành lập từ năm 1983, chuyên sản xuất các loại nước mắm, chất gia vị cay và các loại dưa chua bán tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Giao dịch này giúp ICP mở rông hoạt động kinh doanh trong ngành thực phẩm và thức uống. Công ty Thuận Phát sẽ có thể tận dụng lợi thế về hệ thống phân phối to lớn của ICP để gia tăng thị phần.