CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

Một phần của tài liệu Phân tích ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống ở việt nam năm 2010 (Trang 30 - 34)

NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

Để phát huy những tiềm năng lợi thế, khắc phục những tồn tại hạn chế đang níu đà tăng trưởng của ngành cư trú và ăn uống, thời gian tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

5.1 Giải pháp về quản lý nhà nước

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ trên địa bàn, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, quản lý chặt chẽ sau cấp giấy phép các doanh nghiệp tư nhân. Trong lĩnh vực lưu trú, cần duy trì kế hoạch thẩm định, tái thẩm định khách sạn nhằm phát hiện, nhắc nhở giúp doanh nghiệp chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong kinh doanh. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ngành để thường xuyên kiểm tra, thanh tra để xem xét thực chất hoạt động của các doanh nghiệp và có biện pháp chế tài đủ mạnh để xử lý những doanh nghiệp vi phạm về chất lượng dịch vụ du lịch.

5.2 Có mô hình kinh doanh phù hợp

Theo các chuyên gia Du lịch thì Kinh doanh cơ sở lưu trú là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Như vậy việc kinh doanh dịch vụ lưu trú không đơn thuần chỉ là đảm bảo nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách mà bao hàm cả kinh doanh ăn uống và kinh doanh dịch vụ bổ sung. Tất cả tạo thành một chuỗi cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của khách. Tuy nhiên việc kinh doanh dịch vụ lưu trú muốn thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch, vốn đầu tư lớn, lực lượng lao động và phù hợp với các quy luật phát triển. Vì vậy để có được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trước mắt các doanh nghiệp cần xây dựng được mô hình và chiến lược kinh doanh cụ thể, phù hợp với hiện tại và đáp ứng được nhu cầu trong tương lai.

5.3 Giải pháp về công nghệ

Cuộc cách mạng 4.0 với công nghệ thực tế ảo, nhận diện giọng nói, khuôn mặt... đang tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới ngành công nghiệp khách sạn toàn cầu, và các khách sạn của Việt Nam cần cố gắng để không bị lỡ nhịp. Tuy nhiên, để

có thể bắt kịp nhịp độ của cách mạng 4.0 là cả thách thức lớn đối với các cơ sở lưu trú tại Việt Nam. Bởi hiện đại hóa tất yếu phải đi liền với sự đầu tư tương đối lớn về công nghệ, máy móc trang thiết bị và đội ngũ nhân lực trình độ cao. Trong khi đó, trên thực tế, phần lớn những cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam là vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế, trình độ nhân lực còn thấp, chưa được làm quen nhiều với các thiết bị công nghệ cao.

Tại Hội thảo "House keeping thời đại 4.0 - Cơ hội và thách thức" do Câu lạc bộ quản lý buồng phòng Việt Nam (VEHA) tổ chức mới đây, nhiều phần mềm quản lý đã được các đại biểu trong nước, quốc tế chia sẻ như: ứng dụng LINE Messenger đặc biệt hữu ích trong công tác quản lý khách sạn, hỗ trợ họp bộ phận từ xa, báo cáo tình trạng phòng, thông tin quầy bar, các tập báo cáo nhiều định dạng…; ứng dụng OneNote miễn phí trên điện thoại, máy tính giúp nhắc nhở, bàn giao công việc dễ dàng, tự động gửi thư nhắc nhở tới hộp thư cá nhân và hộp thư nhóm khi công việc tới thời hạn phải thực hiện…

5.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ăn uống

Phát triển dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch quốc tế, không chỉ tăng về số lượng món ăn đồ uống, mà cần thiết phải đảm bảo và ngày càng nâng cao tiện nghi phục vụ, kỹ năng đón tiếp, kỹ năng giao tiếp, chất lượng món ăn, đồ uống, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa còn phải bảo hành dịch vụ thỏa đáng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách quốc tế.

5.5 Giải pháp về tài chính

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư nước ngoài theo hướng tạo một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài. Xây dựng chính sách ưu tiên đối với các tập đoàn đa quốc gia.

Tăng cường công tác tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư, kết hợp với các cơ quan ngoại giao để tăng cường vận động đầu tư. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, xu hướng đầu tư trên thế giới và trong khu vực, các cơ chế hợp tác song phương và đa phương về đầu tư và kinh nghiệm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp khác trên thế giới và ở địa phương.

5.6 Giải pháp về số lượng và chất lượng phòng

Cần bố trí không gian phòng hợp lý, tạo hệ thống ánh sáng trong phòng vừa đủ và phù hợp với khách. Công tác nâng cấp hoặc thay mới các trang thiết bị sử dụng tại phòng đã bị cũ, thường xuyên hư hỏng, chú trọng hơn nữa đối với các vật dụng cá nhân cần thiết như khăn tắm, kem đánh răng… phải được thay mới cho từng ngày và từng lượt khách để đảm bảo công tác vệ sinh

Nâng cao hơn nữa khả năng giải quyết những thắc mắc của khách, nhân viên khách sạn cần có những phương pháp xử lý khéo léo, nhanh chóng và kịp thời khi khách có kiến nghị và phàn nàn. Đối với công tác quản lý của khách sạn, các khách sạn cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để cung cấp cho khách một phòng ngủ đảm bảo chất lượng cao nhất.

5.7 Tối đa hóa các lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương

Xây dựng và thực hiện các chính sách nguồn nhân lực bao gồm: Ưu tiên tuyển dụng người dân địa phương, cũng như người dân ở vùng hẻo lánh hoặc kinh tế kém phát triển và đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong địa phương; đào tạo tại nơi làm việc để ưu tiên xây dựng năng lực cho người dân địa phương. Bình đẳng giới trong sử dụng nhân viên; hỗ trợ lao động nữ (như nghỉ sinh, đào tạo, tư vấn về sức khỏe sinh sản…); không sử dụng lao động trẻ em.

Phối hợp với các doanh nghiệp địa phương để phát triển các sản phẩm đặc thù của địa phương (để trưng bày hoặc bán trong các cơ sở lưu trú du lịch) và giới thiệu với khách các sản phẩm đặc thù của địa phương thông qua các chương trình du lịch hoặc các lĩnh vực tương tác khác.

5.8 Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường

Mua sản phẩm số lượng lớn/mua sỉ để giảm bớt việc đóng gói và rác thải. Tái sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng còn thừa từ các buồng của khách và ga trải giường, đồ vải cũ cho các mục đích khác.

Phân loại rác thải thành rác tái chế để bán, rác hữu cơ để chăn nuôi hoặc làm phân hữu cơ và rác độc hại, để xử lý cụ thể và hủy bỏ một cách phù hợp.

KẾT LUẬN

Có thể nói, ngành kinh doanh dịch vụ cơ sở lưu trú và ăn uống đang ngày càng phát triển với nhiều tiềm năng và cơ hội mở rộng cho cả các doanh nghiệp và các

nhà đầu tư. Bên cạnh những lợi thế mà ngành này mang lại thì bên cạnh đó là những rào cản, bất cập trong tình trạng cạnh tranh nội bộ trong ngành và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như hiện nay có thể thấy được rõ ràng. Để phá bỏ được các rào cản đó, các doanh nghiệp đầu ngành cũng như các bộ ban ngành nhà nước liên quan cần thấu hiểu vấn đề, làm rõ và vạch ra những kế hoạch cụ thể trong dài hạn để có thể khắc phục được các yếu điểm, phát triển được các điểm mạnh, qua đó gia tăng sức cạnh tranh, mở rộng thêm nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cho ngành kinh doanh cơ sở lưu trú và ăn uống.

Một ngành có sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cao thì chứng tỏ đó là ngành có nhiều tiềm năng và xứng đáng đầu tư. Nếu theo đà phát triển hiện nay cùng với những hoạt động đổi mới và khắc phục theo kế hoạch, dự kiến ngành kinh doanh này sẽ còn tiếp tục phát triển và khởi sắc hơn nữa, đem lại nhiều lợi nhuận và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu Phân tích ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống ở việt nam năm 2010 (Trang 30 - 34)

w