Đối chiếu Thư tín dụng L/C với Thông báo thư tín dụng:

Một phần của tài liệu Phân tích một bộ chứng từ đầy đủ thanh toán bằng LC” cụ thể ở đây bên nhập khẩu là công ty amisu; bên xuất khẩu là công ty TNHH một thành viên đại nam (Trang 39 - 43)

THƯ TÍN DỤNG ( L/C)

2.5 Đối chiếu Thư tín dụng L/C với Thông báo thư tín dụng:

+ Các trường điện 20, 31C,… đồng nhất giữa Thư tín dụng L/C và Thông báo thư tín dụng.

+ Ở trường điện 31D có sự khác biệt về cách ghi ngày hết hạn. Cụ thể: ngày hết hạn trong Thông báo thư tín dụng chỉ ghi là ngày 05/04/2019, còn trong L/C ghi rõ là ngày

05/042019 tại nước của người thụ hưởng (31D: Date and Place of Expiry: 190405IN BENEFICIARY’S COUNTRY).

=> Nên ghi cụ thể ngày hết hạn tính tại quốc gia của bên nào để tránh xảy ra tranh chấp trong trường hợp các quốc gia có múi giờ khác nhau.

+ Ở trường điện 40E: L/C ghi Quy tắc áp dụng theo UCPURR phiên bản mới nhất, còn trong thông báo thư tín dụng chỉ ghi tuân thủ theo Quy tắc UCP.

3. Nhận xét chung về bộ chứng từ. Nguyên nhân và giải pháp các bất cập trong bộ

chứng từ:

3.1 Nhận xét về LC và bộ chứng từ thanh toán:

Về cơ bản, các điều kiện và điều khoản của L/C đều phù hợp và chặt chẽ và thống nhất với đơn xin mở L/C, bảo vệ quyền lợi của cả người xuất khẩu, người nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C. Tuy nhiên, bản thân L/C và việc xuất trình chứng từ còn một số vấn đề sau:

 Thông thường, bộ chứng từ thanh toán L/C bao gồm vận đơn, hóa đơn (hóa đơn chiếu lệ hoặc hóa đơn thương mại), phiếu đóng gói, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng từ bảo hiểm, chứng từ giao hàng, chứng từ khác… được xuất trình phù hợp. Trong trường hợp này, theo trường điện 46A, bộ chứng từ quy định yêu cầu bao gồm 03 bản sao hóa đơn thương mại đã ký, Bộ đầy đủ vận đơn đường biển hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu theo lệnh của Ngân hàng Nonghyup Bank, trên đó chỉ rõ “Freight Prepaid,” nghĩa là cước phí chuyên chở đã được trả trước tại cảng đi và phải thông báo cho bên yêu cầu mở L/C; Phiếu đóng gói 03 bản sao. Như vậy, chứng từ đã được đơn giản hóa rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho người xuất khẩu trong việc chuẩn bị bộ chứng từ và xuất trình phù hợp.

 Số bản hóa đơn thương mại:: 3 bản sao phù hợp với yêu cầu của L/C. Trong trường 46A của L/C có quy định cụ thể về bộ chứng từ xuất trình với hóa đơn thương mại là 3 bản sao được kí nhưng hóa đơn do người xuất khẩu xuất trình lại chưa có chữ ký, điều này có thể dẫn đến tranh chấp khi xuất trình chứng từ, khiến người xuất khẩu không được thanh toán.

 Số tiền trên L/C và trong các chứng từ là số tiền cụ thể. Đồng tiền duy nhất được sử dụng trong tất cả các chứng từ và trong L/C đều là USD, điều này giúp không làm phát sinh các vấn đề trong việc tính giá và thanh toán.

 Tuy nhiên, số tiền trong tín dụng là USD 118,848.6 trong khi số tiền trong hóa đơn là USD 23,769.20). Theo trường điện 43P quy định cho phép giao hàng từng phần, nên hóa đơn thương mại này có giá trị thấp hơn giá trị hợp đồng có thể là hóa đơn tạm tính giao hàng từng phần. Tuy nhiên, theo điều 31 của UCP 600, quy định về việc giao hàng và thanh toán từng phần, Doanh nghiệp chưa xuất trình đầy đủ bộ chứng từ vận tải để chứng minh là giao hàng từng phần, có thể dẫn đến việc tranh chấp giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.

 Số bản vận đơn là 3 bản vận đơn gốc được quy định trên Vận đơn, nhưng trong LC không quy định rõ ràng là bao nhiêu bản gốc mà chỉ viết là một bộ vận đơn

đường biển sạch đầy đủ được đóng dấu “hàng được chất lên tàu” theo lệnh của Ngân hàng NONGHYUP Bank. (Vận đơn đường biển đáp ứng điều kiện phải là vận đơn hoàn hảo vì trên vận đơn không có ghi chú xấu về hàng hoá (Không bắt buộc phải thể hiện thuật ngữ điều kiện Vận đơn sạch “Clean On Board” ở Ghi chú cho dù L/C có yêu cầu đối với chứng từ vận tải là “Clean on Board Bill of Lading” (Điều 27, UCP 600), miễn là không có điều khoản hoặc ghi chú nào về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì).

 Tính xác thực của vận đơn: vận đơn không có chữ ký của đại lý, của người chuyên chở trên vận đơn. Có nghĩa rằng vận đơn chưa được xác thực bởi người thuyền trưởng, hay người chuyên chở. Như vậy, vận đơn này khi xuất trình để thanh toán có thể bị từ chối vì chưa đáp ứng được tính xác thực của vận đơn, khiến người xuất khẩu bị từ chối thanh toán.

 Trên vận đơn ghi rõ ngày tháng giao hàng lên tàu: Shipped on Board Date (Local Time): 08/04/2019. Tuy nhiên, ngày giao hàng muộn nhất được quy định trong L/C là ngày 05/04/2019. Bời vậy, vận đơn này chưa đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hàng trong thư tín dụng do chậm hơn 3 ngày so với yêu cầu của L/C.

 Sai biệt lớn nhất trong chứng từ là về thời gian giao hàng: Ngày muộn nhất giao hàng theo thư tín dụng là ngày 5/4/2019 trong khi ngày hàng chất lên tàu theo vận tải đơn là ngày 8/4/2019 chậm 3 ngày so với thư tín dụng) và số ngày xuất trình là 21 days không nói là kể từ ngày nào (thường là ngày B/L). Điều đó cho thấy những bất cập rằng các điều khoản trong L/C vẫn còn lỏng lẻo, không rõ ràng, cụ thể, điều đó có thể dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp trong thương mại quốc tế.

 Với những thiếu sót và sai biệt kể trên của bộ chứng từ thanh toán, bên ngân hàng phát hành hoàn toàn có quyền từ chối thanh toán và thông báo cho người xuất trình nêu rõ ngân hàng từ chối thanh toán và từng sai biệt theo thứ tự mà ngân hàng từ chối thanh toán, đồng thời cũng thông báo cho người nhập khẩu Việt Nam về kết quả kiểm tra chứng từ (điều 16 UCP 600).

3.2 Nguyên nhân của các bất cập trong L/C, bộ chứng từ và bài học rút ra: a. Nguyên nhân

Nguyên nhân có thể là một trong các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa trang bị đầy đủ về nghiệp vụ thanh toán, cụ thể là thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, chưa nắm rõ quy định về chứng từ dẫn đến thiếu sót trong chuẩn bị chứng từ: thiếu chữ ký trên hóa đơn thương mại theo quy định trong nội dung L/C; chưa bổ sung chứng từ giao hàng từng phần;...

- Doanh nghiệp chưa nghiên cứu và tìm hiểu chuyên sâu về UCP, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho rằng UCP là văn bản nghiệp vụ dành riêng cho các ngân hàng, còn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ cần tuân thủ hợp đồng thương mại và những yêu cầu của L/C là đủ.

- Có thể do ngân hàng bên nhập khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu thiếu sót trong việc kiểm tra chứng từ.

- Cả ngân hàng và nhập khẩu Hàn Quốc nghiệp vụ thanh toán chưa vững, bỏ qua hết những sai biệt và chấp nhận thanh toán cho bên xuất khẩu.

Thỏa thuận giữa người mua và người bán không rõ ràng về các chi tiết giao hàng và/ hoặc L/C. Người thụ hưởng đã không kiểm tra cẩn thận L/C, mặc dù đã được cảnh báo từ phía ngân hàng. Nhà xuất khẩu đã không có đủ thời gian hoặc không tiến hành yêu cầu sửa đổi L/C, thay vào đó là sự im lặng và sự tin tưởng vào nhà nhập khẩu sẽ bỏ qua một số lỗi nhỏ, không cơ bản. Người thụ hưởng không tuân thủ yêu cầu của L/C, có thể là do thiếu hiểu biết về UCP.

- Sau khi có sai biệt xảy ra và có thông báo từ ngân hàng thì bên bán và bên mua có sự tin tưởng lẫn nhau và đã có thỏa thuận để bên mua đồng ý thanh toán cho bên bán. Người nhập khẩu đã chấp nhận bỏ qua các sai biệt và thanh toán cho bên bán thì khi nhận hàng mà hàng xảy ra bất cứ tổn thất gì, người nhập khẩu cũng gần như không thể đi khiếu nại hay đòi lại tiền từ người xuất khẩu nữa.

b. Bài học rút ra

- Cần phải hết sức tỉnh táo và nắm chắc các nghiệp vụ trong đàm phán hợp đồng ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán nói riêng để có được một hợp đồng chặt chẽ và hợp lí về tất cả các điều kiện và điều khoản và lập L/C chặt chẽ, theo đúng hợp đồng và đúng quy trình thanh toán, thuận tiện trong việc thực hiện và giảm thiểu rủi ro đối với cả người xuất khẩu, người nhập khẩu và ngân hàng phát hành.

 Bổ sung kiến thức vững chắc về các nguồn luật, tập quán, công ước, đặc biệt là những quy định mà 2 bên thống nhất sử dụng trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ

 Hiểu rõ về nội dung L/C để không sai sót, nhầm lẫn trong việc chuẩn bị chứng từ

 Kết hợp với ngân hàng để được tư vấn về thanh toán, chuẩn bị hồ sơ, bộ chứng từ phù hợp để được thanh toán

 Đối với những sai biệt rất lớn và cơ bản như trên cần hết sức tránh và tu chỉnh nội dung LC (thời gian giao hàng). Ngay từ đầu doanh nghiệp cần nắm rõ, chuẩn bị

chính xác bộ chứng từ và xuất trình phù hợp, giảm rủi ro không được thanh toán / ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh toán…

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Một phần của tài liệu Phân tích một bộ chứng từ đầy đủ thanh toán bằng LC” cụ thể ở đây bên nhập khẩu là công ty amisu; bên xuất khẩu là công ty TNHH một thành viên đại nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w