Đối chiếu Thư tín dụng L/C với Hợp đồng mua bán:

Một phần của tài liệu Phân tích một bộ chứng từ đầy đủ thanh toán bằng LC” cụ thể ở đây bên nhập khẩu là công ty amisu; bên xuất khẩu là công ty TNHH một thành viên đại nam (Trang 39)

THƯ TÍN DỤNG ( L/C)

2.4 Đối chiếu Thư tín dụng L/C với Hợp đồng mua bán:

+ L/C phù hợp với Hợp đồng mua bán ở hầu hết các trường điện 27, 40A, 20, 31C, 40E, 31D, 50, 59, 32B, 41D, 42C, 42A, 43P, 43T, 44E, 44F, 44C, 46A, 49G, 71D, 48, 49, 53A. + Ở trường điện 39A ở L/C về Dung sai có sự khác biệt giữa L/C và Hợp đồng: Hợp đồng quy định dung sai là +/- 10% về số tiền hoặc số lượng hàng hóa được chấp nhận (10% more or less in credit amount and quantity acceptable), còn L/C ghi dung sai là +/- 5% (39A: Percentage Credit Amount Tolerance: 05/05).

+ Ở trường điện 45A ở L/C về Miêu tả hàng hóa và/ hoặc dịch vụ, có sự khác biệt về điều kiện Incoterms được sử dụng. Cụ thể: Hợp đồng quy định sử dụng điều kiện Incoterms là “Price term: CNF BUSAN, KOREA”, còn L/C ghi điều kiện “Terms of price: CFR BUSAN, SOUTH KOREA”.

=> Ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, do:

· Các bên chưa nêu rõ phiên bản Incoterms được áp dụng trong hợp đồng và cả trong thư tín dụng.

· Phiên bản Incoterms 2010 không có điều kiện CNF.

=> Dễ xảy ra tranh chấp mâu thuẫn giữa các bên khi thực hiện hợp đồng. +Ở trường điện 47A về Những điều kiện bổ sung:

· Có sự khác biệt giữa dung sai (như trường mục 39A). Cụ thể: Dung sai +/- 10% được quy định trong hợp đồng, còn +/- 5% trong L/C.

· Có sự khác biệt về Chứng từ của bên thứ 3: Hợp đồng quy định mọi chứng từ của bên thứ 3 được chấp nhận (Third party document acceptable), còn trong L/C thì loại trừ 2 chứng là Hóa đơn thương mại và Hối phiếu (Third party document except invoice and draft acceptable).

Một phần của tài liệu Phân tích một bộ chứng từ đầy đủ thanh toán bằng LC” cụ thể ở đây bên nhập khẩu là công ty amisu; bên xuất khẩu là công ty TNHH một thành viên đại nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w