Xung đột thương mạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình phát triển thương mại thế giới giai đoạn 2008 – 2018 (Trang 28 - 29)

IV. Xu hướng phát triển thương mại quốc tế 1 Các yếu tố ảnh hưởng

b) Xung đột thương mạ

Bên cạnh xu thế chủ đạo là tự do hóa thương mại, một số cường quốc trên thế giới lại có xu hướng đi theo bảo hộ mậu dịch, hệ quả là tạo ra những cuộc xung đột thương mại gay gắt, ảnh hưởng rất lớn đến thương mại quốc tế trong tương lai.

(i) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Từ đầu tháng 8/2019, Mỹ và Trung Quốc liên tiếp có các động thái cho thấy chiến tranh thương mại đang leo thang. Tổng thống Mỹ Trump ngày 1/8 tuyên bố áp mức thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bộ Tài chính Mỹ bốn ngày sau liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ vì hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Sau đó, Bộ Thương mại Trung Quốc ngừng mua nông sản Mỹ.

Tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm mạnh và sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của toàn cầu. Các tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều hạ dự báo tăng trưởng của năm 2019. Ngoài ra, chuỗi cung ứng toàn cầu, mà Trung Quốc ở trung tâm, có thể bị chia thành hai chuỗi cung ứng tách biệt, hoặc ủng hộ Mỹ hoặc ủng hộ Trung Quốc, gây nên những xáo trộn lớn đến tăng trưởng thương mại hàng hoá toàn cầu.

[CITATION Việ19 \l 1066 ]

(ii) Chiến tranh thương mại Nhật-Hàn

Đầu tháng 7/2019, Nhật Bản áp lệnh kiểm soát xuất khẩu ba loại vật liệu quan trọng đối với ngành sản xuất sản phẩm bán dẫn của Hàn Quốc, khởi động cho một cuộc chiến tranh thương mại mới. Ngày 2/8/2019, Chính phủ Nhật Bản đưa ra quyết định loại Hàn Quốc khỏi "Sách trắng", tước đi ưu đãi về đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Động thái này không chỉ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ thương mại trị giá khoảng 80 tỉ đollar Mỹ mà còn đe doạ phá vỡ chuỗi cung ứng điện thoại thông minh và đồ điện tử toàn cầu. Samsung và SK Hynix (Hàn Quốc) sản xuất gần hai phần ba số lượng chip bán dẫn trên thế giới, chiếm tỉ trọng lớn nhất toàn cầu. Các hãng smartphone như Apple hay Huawei cũng phải dựa vào nguồn cung chip từ Hàn Quốc. Nếu Samsung,

SK Hynix thiếu nguồn cung, nhu cầu sản phẩm công nghệ thông tin toàn cầu sẽ đi xuống.

Hàn Quốc đáp trả bằng một làn sóng tẩy chay. 23.000 hãng bán lẻ của Hàn Quốc đã rút hàng hóa Nhật Bản ra khỏi kệ, đồng thời thông báo sẽ không bao giờ mua bán sản phẩm từ nước này. Ở mảng thương mại dịch vụ, ngành du lịch Nhật Bản chịu thiệt hại nặng nề: các công ty lữ hành nhắm đến khách hàng Hàn Quốc đã phải dừng hàng loạt tour, lượng đặt vé của hãng Asiana Airlines tháng 8/2019 giảm 30% so với cùng kì năm ngoái, các khách sạn tại Hokkaido, Sapparo – điểm đến ưa thích của người Hàn, bị huỷ đặt chỗ hàng loạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình phát triển thương mại thế giới giai đoạn 2008 – 2018 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w