IV. Xu hướng phát triển thương mại quốc tế 1 Các yếu tố ảnh hưởng
c) Công nghệ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (i) Blockchain
(i) Blockchain
* Giới thiệu về blockchain:
Blockchain được biết đến nhiều nhất là thứ công nghệ đứng sau sự thành công của đồng tiền ảo bitcoin phát hành vào năm 2009. Có nhiều cách để định nghĩa blockchain, và ở bài tiểu luận này tác giả sẽ sử dụng một ví dụ để minh hoạ:
Tưởng tượng trên thế giới tồn tại một hệ thống bao gồm mạng lưới nhiều máy tính kết nối với nhau rải rác trên khắp thế giới, không có máy nào là máy chủ. Khi nhập dữ liệu vào từ một máy, hệ thống này sẽ sử dụng thuật toán để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu và người nhập dữ liệu đó. Nếu kết quả là đáng tin cậy thì một khối thông tin sẽ được tạo ra, thêm vào chuỗi thông tin đã có sẵn trên hệ thống. Khối này không thể bị xoá bỏ, bị đổi chỗ hay can thiệp bằng bất cứ cách gì và có thể được giám sát từ bất cứ máy nào trong mạng lưới đó.
Hệ thống này được gọi là blockchain. Trong giao dịch bitcoin, dữ liệu là một lời thỉnh cầu hoặc một lời mời bước vào giao dịch. Nhưng trong giao dịch hàng hoá, quản lý chuỗi cung ứng, dữ liệu là thông tin về tình trạng hàng hoá. Theo dõi tình trạng hàng hoá theo thời gian thực, giám sát bởi tất các bên liên quan, vận đơn và L/C điện tử chỉ là một trong rất nhiều ứng dụng tiềm năng của công nghệ này. [ CITATION WEF17 \l 1066 ]
Một nghiên cứu gần đây đã ước tính công nghệ blockchain có thể đem lại 3000 tỉ đô la Mỹ toàn cầu vào 2030. Giảm chi phí trong thương mại quốc tế, tăng tính minh bạch
trong quản lý chuỗi cung ứng và tạo ra cơ hội thương mại cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế cần phải được khắc phục nếu muốn áp dụng công nghệ blockchain trên quy mô lớn và tạo ảnh hưởng lên thương mại quốc tế. Bao gồm khả năng ứng dụng phổ cập blockchain trong thương mại quốc tế, mức độ bảo mật thực tế tốt đến đâu, những vấn đề pháp lý liên quan để chính phủ quản lý,...
IBM và Maersk đã xây dựng hệ thống quản lý trong giao dịch TMQT, TradeLens, một nền tảng ứng dụng công nghệ blockchain trong. Nền tảng này chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2019 sau khi trải qua rất nhiều cuộc thử nghiệm kéo dài hàng tháng. Điểm nhấn đáng chú ý trong hệ thống này là phần mềm ClearWay có khả năng kết nối các bên xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan của các nước,... và tự động hoá các thủ tục trong giao dịch thương mại quốc tế như thủ tục thông quan qua hợp đồng thông minh. Vào tháng 8 năm 2016, Ngân hàng Hoa Kỳ, HSBC và Cơ quan Phát triển Truyền thông Thông tin của Singapore (IDA) công bố đã xây dựng được một hệ thống ứng dụng công nghệ blockchain nhằm cải thiện thủ tục thanh toán bằng L/C. Ứng dụng này cải tiến thủ tục của L/C truyền thống bằng cách chia sẻ thông tin giữa người xuất khẩu, người nhập khẩu và ngân hàng đại diện của họ, tất cả đều trên một “cuốn” Sổ cái Phân tán (Distributed Ledger). Một chuỗi các hợp đồng thông minh còn cho phép các bên tự động hóa các bước trong giao dịch. [ CITATION Luk16 \l 1066 ]
(ii) Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và Machine Learning
Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning sẽ được áp dụng trong lĩnh vực tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển hàng hóa, điều phối giao thông cho xà lan và xe tải ở cảng, và tự động dịch các luồng thông tin giữa các bên trong thương mại quốc tế sang các ngôn ngữ khác.
Không chỉ gia tăng hiệu quả và dịch vụ khách hàng, AI còn hướng đến mục tiêu phát triển môi trường thương mại bền vững hơn. Năm 2016 Google công bố công cụ Global Fishing Watch (Đài kiểm soát Ngư nghiệp Toàn cầu). Đây là công cụ sử dụng công nghệ machine learning có mục đích ngăn chặn các hoạt động đánh bắt trái phép bằng hệ thống giám sát các hoạt động thương mại trên biển dựa trên dữ liệu vệ tinh và định
vị của tàu theo thời gian thực. Theo đó chính quyền các nước và các tổ chức khác có thể xác định những hành vi bất hợp pháp và ra quyết định hợp lý, đảm bảo sự trong sạch và bền vững cho môi trường thương mại quốc tế.
(iii) Thương mại dịch vụ thông qua nền tảng số hóa
Khối lượng các luồng thông tin lưu chuyển qua biên giới tính bằng bit đã trở nên lớn gấp 45 lần so với thập kỉ trước. Ước tính mỗi giây có khoảng 211 terabits dữ liệu dịch chuyển qua biên giới, tức là tương đương với 8500 lần của toàn bộ trang Wikipedias. Khoảng 12% hàng hóa trên khắp thế giới được tiêu thụ qua thương mại điện tử quốc tế. Tính từ 2013, 50 triệu công ty nhỏ giờ đây đã là những Facebook, những Google, số lượng vẫn đang tăng trưởng lũy kế từng ngày. [ CITATION OEC16 \l 1066 ]
Những nền tảng số như Upwork cho phép người dùng tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới, đa dạng các lĩnh vực. Bất cứ dịch vụ gì cũng có mặt trên nền tảng này, từ một nhà phát triển web ở Serbia, đến một kế toán ở Pakistan, đến một trợ lý ảo ở Philippines. Các công ty khởi nghiệp như ứng dụng giáo dục VIPKID kết nối những giáo viên tiếng Anh với trẻ em Trung Quốc để dạy tiếng Anh trên mạng. Những nền tảng số đang đưa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ đến gần nhau hơn bao giờ hết, theo cách mà trong thời đại trước còn là một điều bất khả thi.
Bên cạnh đó, hình thức thanh toán qua điện thoại đang phát triển rộng rãi và ngày càng kết nối nhiều người hơn với những cơ hội trên thị trường. Số lượng người có tài khoản ngân hàng tăng 20% từ 2011 đến 2014, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Momo, Moca, VNPay, Apple Pay, Samsung Pay là những cái tên lớn đang nổi lên trong lĩnh vực này.