Những số liệu cũng như hậu quả của vụ cháy nhà máy Rạng Đông được phân tích ở chương II và chương III một lần nữa cảnh báo về tác động của con người tới môi trường sống của chính chúng ta trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội, vốn là một thành phố với mật độ dân số cao, mạng lưới giao thông dày đặc cùng nhiều nhà máy và công trình xây dựng thì sau vụ cháy của nhà máy Rạng Đông, chất lượng không khí càng xuống cấp nghiêm trọng, bụi mịn dày đặc, tầm nhìn thấp. Có thể thấy hiện nay người dân thủ đô mỗi khi ra ngoài đều trang bị kín mít khẩu trang và các đồ dùng che chắn bụi, nhưng đó chỉ là các biện pháp tạm thời, đối phó. Nguồn gốc của vấn đề này chính là những nơi sản xuất ra bụi và cần có những chính sách, biện pháp phù hợp tác động ngay từ nguồn gây ô nhiễm. Nguồn gây ô nhiễm không khí điển hình ở Hà Nội bao gồm: vận tải, sản xuất điện, công nghiệp, chất thải và đốt nông nghiệp, và xây dựng. Đây cũng chính là những lĩnh vực cần tập trung trong kế hoạch giảm thiếu ô nhiễm không khí.
Ngành công nghiệp: cải thiện quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp như thu khí metan phát ra từ các bãi thải; nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng; Dần dần tiến hành di dời các nhà máy xí nghiệp ra khỏi thành phố. Còn với các cụm công nghiệp mới được xây dựng thì cần có những quy định cụ thể về mặt môi trường đốivới các cơ sở sản xuất này, trong và sau khi dự án công trình được xây dựng. Khuyến khích các cơ sở sử dụng máy móc, trang thiết bị và ứng dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường. Quy hoạch phân loại các khu công nghiệp và phân bố không gian trên địa bàn thành phố Hà Nội phải có ý kiến của Sở Tài Nguyên Môi Trường và Nhà Đất Hà Nội. Đối với vận tải: thiết lập các tiêu chuẩn khí thải xe nghiêm ngặt hơn và chuyển sang sử
dụng phương tiện và nhiên liệu khí thải thấp, hàm lượng lưu huỳnh giảm;
Giao thông công cộng: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị như: giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện, tàu điện ngầm…), khuyến khích người dân đi bộ và đi xe đạp.
Quy hoạch đô thị: cải thiện hiệu quả năng lượng của các tòa nhà và
Quy hoạch hợp lý với mục tiêu tiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm năng lượng;Xây dựng hệ thống cây xanh hai bên tuyến phố để hạn chế việc lan rộng các chất ô nhiễmđối với môi trường xung quanh. Quy hoạch, lắp đặt các trạm rửa xe trên một số tuyến đường cửa
ngõ thủ đô, kết hợp mạng lưới rửa xe nhỏ lẻ trong nội thành và xe tải trước khi vào thành phố cần được rửa sạch.
Phát điện: tăng sử dụng nhiên liệu xả thải thấp và nguồn năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, gió hoặc năng lượng Hidro); năng lượng phân tán (như lưới điện min); Quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp: các phương pháp giảm thiểu chất thải, phân
loại chất thải, tái chế và tái sử dụng hoặc tái xử lý chất thải.
Cuối cùng và quan trọng nhất là ý thức của mỗi cá nhân và tổ chức. Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung đều là kết quả của việc khai thác thiên nhiên từ con người. Chính vì vậy mà xã hội càng hiện đại, mức sống càng được nâng cao thì con người càng nhận thức được sự thay đổi của môi trường xung quanh và cần có những hành vi đúng đắn trước thực trạng này. Do vậy, kết hợp với tuyên truyền đối với người dân thông qua băng rôn, khẩu hiệu, truyền thanh, truyền hình và đưabvấn đề bảo vệ môi trường vào giảng dạy trong các trường học để người dân thấy được sự cần thiết của bảo vệ môi trường.
Tóm lại, để giải quyết tình trạng ô nhiễm một cách triệt để cần phải có sự phối kết hợp của nhiều bộ, ngành, cơ quan liên quan. Về phía người dân, kêu gọi tất cả mọi
người có ý thức bảo vệ môi trường hơn, không vứt rác bừa bãi, không sử dụng các phương triện giao thông quá cũ, gây ra nhiều khói bụi. Về phía chính quyền, khuyến khích mọi người đi xe đạp nhiều hơn. Xây dựng và ngày một hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến môi trường, bổ sung nhiều tiêu chuẩn liên quan đến môi trường không khí.
C. KẾT LUẬN:
Từ những báo cáo và số liệu mà nhóm thu thập được về sự cố cháy Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, nhóm mạnh dạn đưa ra một số giải pháp khắc phục. Song có thể thấy đây là tiểu luận định tính nghĩa là dựa vào nhận xét, đánh giá khách quan và chủ quan, tuy rằng đã cố gắng nghiên cứu, khai thác và tìm tòi những khía cạnh mới của đề tài cũng như đóng góp và xây dựng đề tài dưới cái nhìn cụ thể hơn nhưng vẫn còn một số lỗ hổng chưa thể phân tích rõ được do chưa nhìn nhận dưới góc độ định lượng. Tóm lại, ảnh hưởng của sự cố vụ cháy đã tác động không nhỏ đến môi trường và thêm nhiều mặt khác trong đời sống. Cùng với đó, việc khắc phục hậu quả về kinh tế và môi trường và xác định trách nhiệm của các bên liên quan cần được giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng nhằm ổn định cuộc sống của người dân. Qua đó tác động của vụ cháy đến quản lí nhà nước đối với việc giải quyết hậu quả kèm theo đó là những thách thức và giải pháp được đặt ra cho hai bên là tương đương. Nhưng dù thế nào vấn đề thời gian cũng như kết quả của các biện pháp phải có được tính minh bạch, hiệu quả. Điều này tạo ra áp lực rất lớn và đòi hỏi các bên liên quan làm sao có thể tiến nhanh và đạt được những kết quả khả quan trong việc giải quyết hậu quả vụ cháy. Bên cạnh đó, nhóm nhận thấy rằng dù ở bất kỳ thời điểm nào hay bất cứ sự cố nào xảy ra việc, trước hết hãy luôn là đấu tranh với sự thật và nên ưu tiên xử lý môi trường thay vì trốn tránh trách nhiệm vì lợi ích kinh tế. Có môi trường trong sạch mới có cơ sở để tồn tại và phát triển kinh tế. Ngược lại muốn phát triển đất nước bền vững phải hướng đến kinh tế tuần hoàn tức là kinh tế môi trường kết hợp. Làm được điều đó, chắc chắn chúng ta đều có quyền hy vọng vào môt nền kinh tế gắn với môi trường phát triển hiện đại, tiên tiến.