Sau vụ cháy

Một phần của tài liệu Phân tích vụ cháy công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông và giải pháp khắc phục (Trang 25 - 27)

III. HẬU QUẢ CỦA SỰ CỐ CHÁY NHÀ MÁY RẠNG ĐÔNG 1 Đối với công ty Rạng Đông

b. Sau vụ cháy

Khoảng 18 giờ 30 phút, ngày 28/8, khu xưởng đèn led và thiết bị chiếu sáng của Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông (đường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) bùng cháy. Sự việc gây tổn thất nặng cho công ty, người dân trong khu vực và cả môi trường.

Về tình trạng ngân sách công ty:

Sau vụ cháy nhà máy vào ngày 28 tháng 8 năm 2019, ước tính tổng thiệt hại khoảng dưới 5% tổng tài sản công ty tức là khoảng 150 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư liên tục phản ánh tiêu cực đối với vụ cháy của Rạng Đông. Cổ phiếu RAL liên tục bị bán sàn, trắng bên mua trong phiên giao dịch ngày 29 tháng 8 năm 2019. Lượng cổ phiếu lưu hành 11,5 triệu đơn vị. Tuy nhiên với phiên giảm sàn, RAL đã mất 70 tỷ đồng, vốn hóa công ty rơi xuống 1012 tỷ đồng. Từ khi thiết lập đỉnh ở mức 80.340đ/cp vào phiên giao dịch ngày 3/9, giá cổ phiếu RAL tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm mạnh sau khi nhà máy của doanh nghiệp này bị hỏa hoạn. Đến ngày 9/9, giá cổ phiếu RAL giảm xuống còn 74.600 đồng/cp sau thông tin doanh nghiệp này gian dối về sự cố môi trường.

Nguồn: Enternews 26

Ngoài ra, công ty cho biết lỗ trong quý IV là do phản ánh thiệt hại từ vụ cháy ngày 28/8. Sự cố hỏa hoạn tại khu vực kho 87 Hạ Đình làm cháy một phần kho hàng. Công ty đã thống nhất việc lựa chọn Tổng công ty bảo hiểm PVI và Công ty giám định quốc tế Việt Nam (VIA) tiến hành xác định giá trị tài sản thiệt hại do cháy. Đồng thời, công ty dự kiến nhận bồi thường bảo hiểm từ vụ cháy 150 tỷ đồng nhưng không thuyết minh rõ phần chi phí khác gần 360 tỷ đồng.

Về bồi thường thiệt hại môi trường tự nhiên:

- Công ty phải bồi thường khoản chi trả cho việc vô ý gây ô nhiễm môi trường theo người yêu cầu bồi thường là UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường tuỳ theo phạm vi thiệt hại là trong một xã, trong nhiều xã cùng huyện, trong nhiều huyện cùng tỉnh, trong nhiều tỉnh thành và cụ thể là UBND phường Hạ Đình hoặc UBND quận Thanh Xuân, hoặc cũng có thể là UBND TP Hà Nội.

- Công ty Rạng Đông phải chịu toàn bộ chi phí của việc khắc phục ô nhiễm môi trường. Điều 602 BLDS quy định: Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, kể cả khi chủ thể đó không có lỗi. Tức là, kể cả khi Công ty Rạng Đông có chứng minh được là họ không cố ý, không vô ý để xảy ra cháy thì họ vẫn phải bồi thường.

Xét về mặt tổng thể thiệt hại về mặt kinh tế, nhà máy Rạng Đông không thiệt hại nhiều. Tuy nhiên, vụ cháy vào ngày 28 đã để lại nhiều thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn uy tín, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm “đã có chỗ đứng vững chắc” như Rạng Đông là không thể coi nhẹ mà còn môi trường của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là không thể đong đếm.

Nguồn: Cafef.vn

Một phần của tài liệu Phân tích vụ cháy công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông và giải pháp khắc phục (Trang 25 - 27)

w