Bài học liên quan đến vận đơn:

Một phần của tài liệu Phân tích tình huống tranh chấp về vận đơn giữa SH bình dương và tonkin hải phòng và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 29 - 30)

2. Nghĩa vụ trả hàng

3.2.1Bài học liên quan đến vận đơn:

Từ vụ kiện trên, ta thấy việc sử dụng vận đơn đích danh mang lại nhiều rủi ro cho người bán trong một số trường hợp : nếu người mua không thanh toán đủ tiền hàng, nhưng người bán vẫn không thể nhận lại được hàng; về vai trò việc xuất trình vận đơn gốc (quy định khác nhau ở mỗi quốc gia) khi người mua nhận hàng hóa từ người chuyên chở (luật Úc: không cần xuất trình vận đơn gốc). Để tránh tranh chấp, thì người bán nên thỏa thuận trước với bên chuyên chở và người mua về vấn đề này.

Để tránh tổn thất, người bán/người giao hàng cần khống chế/kiểm soát vận đơn để đảm bảo việc thanh toán tiền hàng, vì:

- Đối với B/L đích danh thì tùy tập quán của các quốc gia khác nhau sẽ có quy định khác nhau về việc có cần thiết phải thu hồi B/L gốc hay không, gây rủi ro nhiều hơn cho người bán nếu người mua không nhận hàng;

- Hoặc trường hợp người bán không lấy vận đơn gốc mà dùng hình thức “vận đơn đã nộp” và trả hàng theo điện giao hàng, người nhận hàng chỉ nhận được lệnh giao hàng khi người giao nhận nhận được điện giao hàng).

Một rủi ro khác từ vận đơn, như B/L trong vụ kiện của chúng ta phân tích là mẫu vận đơn đa phương thức - FBL do uy tín của tổ chức FIATA nên được Phòng Thương mại quốc tế (ICC) và các ngân hàng chấp nhận khi thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit). Và những nhà vận tải đa phương thức cấp được mẫu vận đơn này cũng thường là những NVOCC có tư cách thành viên uy tín FIATA. Tuy nhiên, một vài người kinh doanh cước vận tải freight forwarder cũng phát hành được B/L vận tải đa phương thức, vì vậy người XK/NK nên cẩn thận xem những người này có phải là thành viên của FIATA hay không, phòng trường hợp vận đơn đa phương thức do họ cấp ra bị từ chối thanh toán bởi ngân hàng trong trường hợp thanh toán bằng L/C.

Vì những vấn đề rủi ro trên, người bán nên sử dụng B/L theo lệnh để đảm bảo quyền kiểm soát hàng hóa của mình nhằm tránh tranh chấp phát sinh và nên xem xét, lựa chọn những công ty giao nhận đảm bảo uy tín trong ng

Đặc biệt, các bên nên cập nhật kiến thức nghiệp vụ xuất nhập khẩu thường xuyên để nâng cao hiểu biết, chủ động và cẩn thận hơn khi thỏa thuận và kí kết các điều khoản về vận đơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình huống tranh chấp về vận đơn giữa SH bình dương và tonkin hải phòng và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 29 - 30)