Toà án đã căn cứ vào mặt sau, cụ thể là điều 3.1 “Vận đơn này được ký phát theo hình thức có thể chuyển nhượng được trừ trường hợp nó ghi không thể chuyển nhượng được” để phán quyết một vận đơn là đích danh hay theo lệnh, như vậy là chưa thật sự thỏa đáng. Xem xét kĩ lại tờ vận đơn:
- Trên vận đơn ta thấy rõ ô Consignor ghi rõ bên xuất khẩu là SH Bình Dương và ô consignee chỉ đích danh là EPE Australia, không hề có dấu hiệu nào cho thấy đây là vận đơn theo lệnh (không có dấu hiệu của To order of và để trống). - Theo Điều 159 về Ký phát vận đơn, khoản 2, Mục a BLHHVN 2015 quy định:
“… vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng gọi là vận đơn đích danh”.
- Điều 162 về Chuyển nhượng vận đơn, khoản 3 BLHHVN 2015 quy định: “Vận
đơn đích danh không được chuyển nhượng; người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.”
- Trích từ luận điểm 4 của Tonkin: Vận đơn là đích danh hay theo lệnh, chuyển nhượng được hay không là do nội dung mặt trước (Box-layout Side) của vận đơn (đặc biệt là nội dung ô chữ: “Consignee”) quyết định chứ không phải do người vận chuyển ghi vào đó chữ “Straight” thì nó là đích danh, hay cứ ghi vào đó chữ “Negotiable” là tự nó có thể chuyển nhượng được. Một vận đơn có thể chuyển nhượng được hay không phải theo đúng chuẩn mực quy định của Khoản 2, Mục b và Khoản 3, Điều 159, BLHHVN 2015, chứ không phải phụ thuộc vào Điều 3.1 của vận đơn Tonkin
Như vậy, phù hợp quy định trên, có thể kết luận rằng vận đơn liên quan đến vụ tranh chấp giữa SH và TK là vận đơn đích danh không được chuyển nhượng bởi vận đơn ghi rõ EPE là người nhận hàng. Việc nguyên đơn cũng như Tòa Sơ thẩm căn cứ Điều 3.1 mặt sau để khẳng định rằng thực chất vận đơn không phải là vận đơn đích danh mà là vận đơn theo lệnh là không đúng với quy định trên đây của BLHHVN 2015.