Một số đại lượng cơ bản trong phân tích sắc ký

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chuyển hóa nhựa polyme thải thành nhiên liệu và hóa chất có ích sử dụng hệ xúc tác và dung môi mới có chứa chất lỏng ion (Trang 44 - 47)

Hệ số phân bố

Cân bằng của một cấu tử X trong hệ sắc ký có thể được mô tả bằng phương trình như sau:

Hằng số cân bằng K cho cân bằng này được gọi là tỉ lệ phân bố hay hằng số phân bố (partition coefficient) và được tính như sau:

Với CS : nồng độ cấu tử trong pha tĩnh. CM : nồng độ cấu tử trong pha động.

Hệ số K tùy thuộc vào bản chất pha tĩnh, pha động và chất phân tích. Thời gian lưu:

tO : thời gian để cho chất nào đó không có ái lực với pha tĩnh đi qua cột; đó cũng là thời gian pha động đi từ đầu cột đến cuối cột và còn gọi là thời gian lưu chết.

tR' : thời gian lưu thật của một cấu tử.

Hình 7. Thời gian lưu của cấu tử phân tích Hệ số dung lượng k’

k’ được định nghĩa theo công thức sau:

Với VS : thể tích pha tĩnh VM : thể tích pha động

Nếu k’~ 0, tR~ tO: chất ra rất nhanh, cột không có khả năng giữ chất lại.

Nếu k’ càng lớn (tR càng lớn): chất ở trong cột càng lâu, thời gian phân tích càng lâu, mũi có khả năng bị tù.

Khoảng k’ lý tưởng là 2-5, nhưng khi phân tích một hỗn hợp phức tạp, k’ có thể chấp nhận trong khoảng rộng 1-20.

Hiệu năng

Hiệu năng hay số đĩa lý thuyết N của cột đặc trưng cho khả năng tách mũi sắc ký của các cấu tử trên cột. N càng lớn, hiệu năng tách càng cao.

Hay

Với W1/2 là chiều rộng mũi sắc ký ở vị trí ½ chiều cao mũi (phút) W là chiều rộng mũi sắc ký ở vị trí đáy mũi (phút)

Độ chọn lọc

Đặc trưng cho khả năng tách hai chất của cột.

Độ phân giải:

Đây là đại lượng biểu thị rõ cả ba khả năng của cột sắc ký: sự giải hấp, sự chọn lọc và hiệu quả tách. Nó được xác định qua phương trình sau:

Hay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chuyển hóa nhựa polyme thải thành nhiên liệu và hóa chất có ích sử dụng hệ xúc tác và dung môi mới có chứa chất lỏng ion (Trang 44 - 47)