Chuyển dịch hoá học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chuyển hóa nhựa polyme thải thành nhiên liệu và hóa chất có ích sử dụng hệ xúc tác và dung môi mới có chứa chất lỏng ion (Trang 36 - 39)

Hằng số chắn và từ trường hiệu dụng

Hằng số chắn xuất hiện do hai nguyên nhân:

- Hiệu ứng nghịch từ: các điện tử bao quanh nguyên tử sinh ra một từ trường riêng, ngược chiều với từ trường ngoài nên làm giảm tác dụng của nó lên hạt nhân nguyên tử. Lớp vỏ điện tử càng dày đặc thì từ trường riêng ngược chiều với từ trường ngoài càng lớn tức hằng số chắn càng lớn. - Hiệu ứng thuận từ: bao quanh phân tử là lớp vỏ điện tử, các điện tử này chuyển động sinh ra một dòng điện vòng, do đó xuất diện một từ trường riêng có hướng thay đổi ngược hướng hoặc cùng hướng với từ trường ngoài.

Độ chuyển dịch hoá học

Đối với các hạt nhân trong phân tử càng phức tạp trong nguyên tử do ảnh hưỏng của các đám mây electron của các nguyên tử bên cạnh.

Ví dụ: xét 1H ở nhóm CH3 của phân tử TMS (CH3)4Si và 1H ở nhóm CH3 của axeton:

Do ảnh hưỏng của nhóm CO hút e làm cho đám mây electron ở 1H của axeton < ở 1H của TMS nên: σ1H (TMS) >σ1H (aceton)

Be (TMS) < Be (aceton) tại vị trí hạt nhân 1H trong TMS so với trongaceton.

Do hiệu ứng chắn từ khác nhau nên các hạt nhân 1H và 13C trong phân tử có tần số cộng hưởng khác nhau. Đặc trưng cho các hạt nhân 1H và 13C trong phân tử là giá trị độ chuyển dịch hoá học δ.

Với cùng một từ trường ngoài B1, để có tín hiệu cộng hưởng của 1H với từ trường, tần số cộng hưởng (aceton) > TMS hoặc từ trường sử dụng đối với TMS phải có cường độ lớn hơn đối với aceton.

Độ chuyển dịch hoá học δ là đại lượng đặc trưng cho những hạt nhân cùng loạicủa một đồng vị bị che chắn tương đương nhau trong một hợp chất.Nó không phụ thuộc vàothiết bị bên ngoài (cường độ từ trường hay tần số sóng) không có thứ nguyên và được tínhbằng ppm.Dựa vào độ chuyển dịch hoá học có thể xác định được cấu tạo của phân tử.

B.3.3. Phương pháp phổ sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Khái niệm

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ra đời năm 1967-1968 trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển. HPLC là một phương pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã được biến bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: có độ nhạy cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt.

Phạm vi ứng dụng của phương pháp HPLC rất rộng, như phân tích các hợp chất thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, các chất phụ gia thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, môi trường…

Phân loại

Dựa vào sự khác nhau về cơ chế tách chiết sử dụng trong HPLC, người ta chia HPLC thành 4 loại:

• Sắc ký hấp phụ hay sắc ký lỏng rắn (adsorption/liquid chromatography).

• Sắc ký phân bố (partition chromatography).

• Sắc ký ion (ion chromatography).

• Sắc ký rây phân tử (size exclusion/gel permeation chromatography).

Trong đó, sắc ký phân bố (SKPB) được ứng dụng nhiều nhất vì có thể phân tích được những hợp chất từ không phân cực đến những hợp chất rất phân cực, hợp chất ion có khối lượng phân tử không quá lớn (<3000).

SKPB được chia thành hai loại dựa trên độ phân cực tương đối giữa pha tĩnh và pha động: sắc ký pha thường – SKPT (normal phase chromatography) và sắc ký pha đảo – SKPĐ (reversed phase chromatography).

Trong SKPT, pha tĩnh sử dụng có độ phân cực cao hơn pha động. Pha tĩnh loại này sẽ có ái lực với các hợp chất phân cực. SKPT dùng để tách và phân tích các hợp chất có độ phân cực cao với phân tử lượng không lớn lắm.

SKPĐ là thuật ngữ để chỉ một loại sắc ký trong đó pha tĩnh ít phân cực hơn pha động. Phương pháp này dùng phân tích các hợp chất từ không phân cực đến phân cực. Hầu hết các hợp chất hữu cơ có mạch carbon dài (ít phân cực) rất thích hợp cho phân tích bằng SKPĐ. Dung môi sử dụng trong SKPĐ là các dung môi phân cực, trong đó dung môi nước đóng vai trò quan trọng mà lại rẻ tiền. Do đó, SKPĐ được ứng dụng nhiều và phổ biến hơn SKPT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chuyển hóa nhựa polyme thải thành nhiên liệu và hóa chất có ích sử dụng hệ xúc tác và dung môi mới có chứa chất lỏng ion (Trang 36 - 39)