So sánh với Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank

Một phần của tài liệu Quy trình tín dụng và sản phẩm tín dụng nổi bật của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CHO VAY VỐN LƯU ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.3. So sánh với Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank

TPBank là một ngân hàng có tuổi đời tương đối trẻ, chỉ mới thành lập từ năm 2008 với quy mô tương đối nhỏ (vốn điều lệ hơn 5000 tỷ VND). Ngoài ra, TPBank có định hướng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ cá nhân, do vậy TPBank không có nhiều lợi thế so với VietinBank trong lĩnh vực cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nói chung và đối với sản phẩm cho vay vốn lưu động nói riêng.

3.2.3.1. Về lãi suất cho vay

Đối với sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, TPBank hiện nay đang áp dụng mức lãi suất thông thường dao động trong khoảng 9.5% – 11%. Như vậy có thể thấy mức lãi suất này cao hơn rất nhiều so với mức mà VietinBank đamg áp dụng (thông thường trong khoảng 7.5% – 9.5%). Do vậy, VietinBank đang có ưu thế hơn hẳn về mặt lãi suất so với TPBank, doanh nghiệp nếu như có hoạt động ổn định và phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ có thể đề nghị vay vốn lưu động ở VietinBank với mức lãi suất ưu đãi hơn rất nhiều.

3.2.3.2. Về quy mô khoản vay

Do TPBank không có tiềm lực vốn lớn như VietinBank nên TPBank thường sẽ không cấp các khoản tín dụng với quy mô lớn mà thay vào đó là cấp nhiều khoản tín dụng quy mô nhỏ để phân tán rủi ro. Do vậy, VietinBank hoàn toàn có lợi thế hơn so với TPBank

trong quan hệ với khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn với nhu cầu vốn lớn thường xuyên liên tục thường sẽ tìm đến những ngân hàng lớn như VietinBank để vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quy trình tín dụng và sản phẩm tín dụng nổi bật của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 38 - 39)