Qua ba mô hình trên, nhóm đi đến kết luận Toàn cầu hóa nói chung và Toàn cầu hóa thương mại có ảnh hưởng âm đến đói nghèo, tức là khi một quốc gia đang phát triển có mức độ toàn cầu hóa và toàn cầu hóa thương mại càng lớn thì tỷ lệ đói nghèo ở quốc gia đó càng thấp. Trong khi đó, Toàn cầu hóa tài chính có tác động dương đến đói nghèo, nghĩa là khi một quốc gia đang phát triển có mức độ toàn cầu hóa tài chính càng cao thì tỷ lệ đói nghèo càng cao. Ngoài ra, các biến kiểm soát cũng có tác động đến sự đói nghèo của một quốc gia: lạm phát, bất bình đẳng giới, nợ công có ảnh hưởng dương đến đói nghèo, dân số có ảnh hưởng âm đến đói nghèo.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm sẽ chỉ đưa ra kiến nghị cho các yếu tố Toàn cầu hóa, Toàn cầu hóa thương mại và Toàn cầu hóa tài chính.
Thứ nhất, Toàn cầu hóa khiến cho tỷ lệ đói nghèo giảm, nên đây là một xu hướng tích cực giúp xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia nên có các biện pháp gia tăng toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế để cải thiện tình trạng đói nghèo của đất nước mình. Để có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thuận lợi và hiệu quả, các quốc gia cần trang bị cho mình những yếu tố cần thiết như trình độ lao động, cơ sở vật chất, chuẩn bị những chiến lược toàn cầu hóa phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của quốc gia.
Thứ hai, Toàn cầu hóa thương mại khiến cho tỷ lệ đói nghèo giảm, nên đây là một biện pháp tích cực giúp giảm tỷ lệ đói nghèo của các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, các nước nên có biện pháp để khiến cho thương mại quốc tế tại nước mình ngày càng phát triển và hiệu quả. Một trong những biện pháp đó là nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, cải thiện trình độ lao động, để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, vốn là một thị trường nhiều thành viên và đa dạng mặt hàng.
Thứ ba, Toàn cầu hóa tài chính khiến cho tỷ lệ đói nghèo tăng, nên các nước đang phát triển nên tìm cách giảm bớt xu hướng này, mà một trong những biện pháp đó là giảm thu hút FDI. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể khiến cho kinh tế tăng trưởng, nhưng lại không giúp cải thiện cuộc sống của người nghèo, do trình độ lao động của họ không đủ đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
David Dollar, Aart Kraay (2001). Trade, Growth and Poverty.
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=632684
Ernesto Lopez Cordova (2004). Globalization, Migration and Development: The Role of Mexican Migrant Remittances.
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=668126
Braumann, B. (2004). High Inflation and Real Wages. IMF Staff Papers, Vol. 51, No. 1, International Monetary Fund. Washington, D.C.
UN (2005). The Inequality Predicament: Report on the World Social Situation 2005, New York: UN Department of Economic and Social Affairs.
Stiglitz, J.E. 2000, “Economic of the Public Sector: Third Edition” New York and London, W.W. Norton & Company, p 790
Marcel Neutel, Almas Heshmati, 2006, Globalization, Inequality and Poverty Relationships: A Cross Country Evidence, 1st ed Seoul National University
Andreas Bergh, Therese Nilsson , 2011, Globalization and Absolute Poverty - A Panel Data Study, 1st ed Research Institute of Industrial Economics
Kang-Kook Lee, 2014, Globalization, Income Inequality and Poverty: Theory and Empirics, 1st ed Ritsumeikan University