BẢNG KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH
MH1 MH2 MH3
Headcount ratio Headcount ratio Headcount ratio
L(Population) -0.2212 -2.3491*** -1.9073** (0.7325) (0.0082) (0.0355) Inflation rate 0.1548* 0.1452* 0.2374*** (0.0651) (0.0867) (0.0035) Urbanization 0.3834 -0.1272 (0.3323) (0.3940) Government Expenditure on Education -0.2262 -0.9615 (0.7752) (0.2253) GII 140.4877*** 79.7658*** (0.0003) (0.0007) Public Debt 0.0996** 0.0111 (0.0203) (0.8230) Globalization -0.4854*** (0.0014) Financial Globalization 0.2610* (0.0916) Trade Globalization -0.3928*** (0.0005) Hệ số chặn -17.9079 23.1710 86.1284*** (0.5926) (0.3869) (0.0000) Số quan sát 158 226 196
Hệ số xác định 0.4835 Kiểm định nhân tử Lagrange (xttest0) chibar2(01) = 90.41 Prob > chibar2 = 0.0000 chibar2(01) = 222.79 Prob > chibar2 = 0.0000 chibar2(01) = 201.32 Prob > chibar2 = 0.0000 Kiểm định Hausman chi2(8) = 14.88 Prob>chi2 = 0.0375 chi2(10) = 7.72 Prob>chi2 = 0.2596 chi2(12) = 1.52 Prob>chi2 = 0.8235
Phương pháp ước lượng FE RE RE
Giá trị p-value được đặt trong dấu ngoặc đơn ( ) dưới mỗi hệ số ước lượng ***, **, * lần lượt thể hiện các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ bộ dữ liệu với sự trợ giúp của phần mềm STATA
Bảng 1 trình bày kết quả ước lượng của 3 mô hình MH1, MH2, MH3, trong đó MH1 được ước lượng để xem xét tác động của toàn cầu hóa nói chung lên đến tỷ lệ nghèo đói của một quốc gia, 2 mô hình MH2 và MH3 được sử dụng để xem xét từng yếu tố của toàn cầu hóa kinh tế lên đến mức nghèo đói của các gia đang phát triển. Thông qua 2 kiểm định lựa chọn mô hình là Kiểm định nhân tử Lagrange để lựa chọn giữa 2 mô hình POLS và RE, và Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình RE và FE, nhóm tiểu luận đã đưa ra được các phương pháp ước lượng phù hợp cho từng mô hình. Các kết quả được trình bày cũng đã được kiểm soát các khuyết tật về tự tương quan đối với mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên bằng hồi quy robust, cũng như kiểm soát các khuyết tật về phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bằng ước lượng sai số tiêu chuẩn vững thông qua
cluster(country).
Trước hết ở MH1, dễ dàng nhận ra hệ số hồi quy của biến Toàn cầu hóa mang dấu âm hàm ý Toàn cầu hóa có tác động làm giảm tỷ lệ nghèo đói ở các quốc gia đang phát triển. Cụ thể, khi chỉ số Toàn cầu hóa tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ nghèo đói tình theo tỷ lệ tính đầu người ở ngưỡng nghèo sẽ giảm đi 0.4854 đơn vị. Dấu và độ lớn này hoàn toàn ủng hộ lý thuyết kinh tế cũng như trùng khớp với kết quả của các nhận định điển hình như Horst Kohler (2002).
Thật vậy, xu hướng toàn cầu hóa sẽ giúp cho quá trình xóa đói giảm nghèo trở nên tốt hơn ở các quốc gia đang phát triển vì một số lý do như sau. Thứ nhất, Stark (2004) cho
rằng sự hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu sẽ đẩy mạnh giáo dục bậc cao học tại các nước nghèo, qua đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua vốn con người. Chính vì vậy, mức nghèo đói cũng được cải thiện. Thứ hai, toàn cầu hóa giúp thúc đẩy sự lan rộng vốn đầu tư vào các ngành phúc lợi xã hội như y tế và dược. Điều này phần nào làm tăng năng suất lao động thông qua việc cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tác động đến thu nhập và giảm được tình trạng nghèo đói.
Để làm sâu hơn khía cạnh kinh tế của toàn cầu hóa, nhóm tiểu luận sử dụng thêm các chỉ số Trade Globalization Index và Financial Globalization Index và ước lượng riêng rẽ ở 2 mô hình MH2 và MH3. Kết quả cho thấy trong khi toàn cầu hóa về thương mại sẽ làm giảm mức độ nghèo đói của một quốc gia xuống, cụ thể là 1 đơn vị tăng của chỉ số toàn cầu hóa thương mại thì tỉ số đếm đầu người giảm đi 0.3928 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, thì toàn cầu hóa về tài chính sẽ làm tăng mức độ nghèo đói ở một quốc gia với 1 mức tăng trong chỉ số toàn cầu hóa tài chính thì làm tăng tỉ số đếm đầu người lên 0.26 đơn vị. 2 kết quả này tìm được sự ủng hộ từ Florence Jaumotte, Subir Lall, và Chris Papageorgiou (2013).
Thực vậy việc gia tăng quá trình tham gia vào thương mại quốc tế đem đến nhiều ích lợi góp phần đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, khi tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế là tương đối cao, việc mở cửa nền kinh tế, cụ thể là đối với ngành nông nghiệp, sẽ giúp tăng cường thu nhập còn thấp của người dân phụ thuộc vào nông nghiệp để kiếm sống. Hơn nữa, tham gia vào thương mại quốc tế đồng nghĩa với việc các quốc gia đang phát triển có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất của mình do tiến trình toàn cầu hóa gắn liền với mạng lưới sản xuất theo chuỗi. Việc mở rộng quy mô sản xuất tại các khu vực công nghiệp và dịch vụ sẽ giúp tạo công ăn việc làm, thu hút các lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp nói riêng và xã hội nói chung nhằm giúp cho năng suất tăng cao hơn, gia tăng thu nhập cho đại đa số dân số nói chung. Chính vì thế, nghèo đói được giảm bớt. Về tác động âm của toàn cầu hóa tài chính lên tới mức độ nghèo đói của 1 quốc gia, khả năng di chuyển tự do của các dòng vốn, đặc biệt là các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng lớn hơn, làm cho dòng vốn lưu chuyển lớn hơn trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp trước đây vốn thâm dụng lao động (là tình huống thường thấy ở các quốc gia đang phát triển) sẽ thay thế lao động bằng vốn trong sản xuất, dẫn tới dư thừa lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng gây ra gánh nặng gia tăng nghèo đói. Việc tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cũng buộc các doanh nghiệp bản địa phải phá sản (Bergh and Nilsson, 2014). Ngoài ra, dòng FDI đổ vào nền kinh tế sẽ đi kèm với vấn đề chuyển giao công nghệ. Các công nghệ từ các nước phát triển được chuyển giao sẽ yêu cầu lao động có chất lượng cao, tay nghề kĩ thuật và trình độ xuất sắc để vận hành. Chính vì thế, lương ở khu vực có
lao động tay nghề cao sẽ ngày càng được cải thiện trong khi khu vực lao động tay nghề thấp thì lương không đổi do không đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà đầu tư ngoại. Khoảng cách thu nhập chênh lệch ngày càng lớn cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ đói nghèo tăng cao. Ngoài ra, toàn cầu hóa tài chính cũng sẽ chỉ có lợi cho một nhóm bộ phận người sở hữu thu nhập cao và tài sản lớn do có các hoạt động đầu tư ở nước ngoài, chính vì thế, hầu như nó làm xấu đi khoảng cách thu nhập giữa các đối tượng trong xã hội, và các đối tượng không thu được lợi ích từ toàn cầu hóa tài chính sẽ có thu nhập dần đẩy xuống gần với ngưỡng nghèo (Florence Jaumotte, Subir Lall, và Chris Papageorgiou, 2013).
Nhìn chung, toàn cầu hóa kinh tế nói chung có những tác động trái chiều với nhau đối với mức nghèo đói, nghiên cứu này chỉ ra trong khi thương mại hàng hóa sẽ có lợi hơn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo thì việc đầu tư nước ngoài sẽ không đem lại lợi ích cho việc giảm nghèo. Tuy nhiên, ta vẫn nhận thấy hệ số hồi quy > điều đó cho thấy rằng hiệu ứng vốn vẫn nhỏ hơn hiệu ứng thương mại quốc tế hay nói cách khác đẩy mạnh toàn cầu hóa kinh tế nói chung vẫn sẽ đem lại lợi ích nhất định đối với công tác giảm nghèo nếu như có những chính sách điều phối phù hợp.
Bên cạnh những mối quan hệ chính được kiểm chứng ở trên, một số các biến kiểm soát cũng cho thấy tác động có ý nghĩa lên đến mức độ nghèo đói ở các quốc gia đang phát triển, cụ thể như sau:
Biến tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) có ý nghĩa thống kê tại mức 10% ở mô hình 1 và 2, và có ý nghĩa thống kê 1% ở mô hình 3. Hệ số hồi quy ước lượng của biến số ở mô hình 1, mô hình 2 và mô hình 3 lần lượt là 0.1548, 0.1452 và 0.2374 hàm ý khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tỷ lệ nghèo đói tăng lần lượt 0.1548% (mô hình 1), 0.1452% (mô hình 2) và 0.2374% (mô hình 3), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Lạm phát tăng cao có tác động xấu và nặng nề đến đời sống của những người nghèo, người thu nhập thấp và đặc biệt những người có nguồn thu nhập chủ yếu từ tiền công, tiền lương, tiền trợ cấp xã hội. Những nguồn thu nhập này thường không được tính theo mức độ trượt giá một cách đầy đủ hoặc chậm điều chỉnh theo mức độ trượt giá khiến thu nhập thực tế của người lao động càng bị giảm sút. Bản “Báo cáo đánh giá tác động của tăng giá đối với đời sống
của người nghèo, người làm công ăn lương” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương (CIEM) cũng chỉ rõ tác động cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nghèo đói. Một nghiên cứu về đói nghèo đô thị cách đây ba năm của Oxfam và Action Aid cũng cho thấy sự tăng giá của hàng hóa, lương thực không tương xứng với mức tăng thu nhập (30-50% so với 10-20%) làm cho hộ nghèo và cận nghèo ở đô thị gặp khó khăn. Do sức mua đồng tiền giảm, họ phải dùng hầu hết thu nhập vào mua lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu nên gần như không còn gì để tiết kiệm.
Đối với biến nợ công (Public Debt), biến này có ý nghĩa thống kê tại mức 5% ở mô hình 1. Tuy nhiên ở mô hình 2, biến số này lại hoàn toàn không có ý nghĩa. Ở mô hình 1, hệ số hồi quy ước lượng của biến nợ công là 0.0996, hàm ý khi nợ công (Public Debt) tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nghèo đói tăng 0.0996 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nghiên cứu của Boileau Loko, Montfort Mlachila, Raj Nallari, Kadima Kalonji (2003) cũng hoàn toàn ủng hộ nhận định trên, rằng nợ công càng cao thì tỷ lệ nghèo đói càng tăng. Thật vậy, với mức nợ công tăng ở mỗi quốc gia, đống nghĩa chính phủ và người dân nước sở tại sẽ phải gánh trên mình một khoản nợ khổng lồ theo thời gian. Rõ ràng điều này là không tốt cho những người nghèo thu nhập thấp, kéo theo tình trạng nghèo đói lại xấu đi. Hơn nữa, ở góc độ vĩ mô, tín hiệu nợ công cũng là tín hiệu không tốt cho nền kinh tế vì phần lớn giá trị gia tăng sản xuất ra của nền kinh tế trong năm sẽ không được đưa toàn bộ vào quá trình tái đầu tư hoặc tái cấu trúc nền kinh tế mà dùng để chi bù đắp cho khoản nợ trên, chính vì thế sẽ làm giảm năng suất một cách tương đối đối với các hoạt động kinh tế, dẫn tới thu nhập giảm và mức độ nghèo đói lại gia tăng.
Biến dân số (Population) có ý nghĩa thống kê tại mức 5% ở mô hình 3, và có ý nghĩa thống kê 1% ở mô hình 2. Hệ số hồi quy ước lượng của biến số ở mô hình 2 và mô hình 3 lần lượt là -2.3491 và -1.9073 hàm ý khi dân số tăng 1% thì tỷ lệ nghèo đói giảm lần lượt 0.023491% (mô hình 2) và 0.019073% (mô hình 3), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nghèo đói bị ảnh hưởng bởi dân số, bao gồm tăng dân số, cơ cấu tuổi và phân bố nông thôn-thành thị. Tất cả những điều này có tác động nghiêm trọng đến triển vọng phát triển của đất nước (UNFPA, 2014). Thật vậy, trái với các giả định thông thường, biến dân số lại có tác động âm làm giảm mức nghèo đói. Tuy nhiên trường hợp đối với các nước đang phát triẻn, nhóm cho rằng các quốc gia này sở hữu dồi dào lao động có kĩ năng thấp, đồng thời có cơ cấu dân số tương đối trẻ. Với dân số tăng lên hàm ý tỷ lệ lao động trẻ trong độ tuổi lao động sẽ tăng dần lên, mức độ hấp thu kiến thức, tri thức công nghệ, kinh nghiệm quản lý sẽ lớn hơn, đồng nghĩa với việc mức thu nhập trung bình chung sẽ tăng lên ở phần đông dân số, kéo theo nghèo đói cũng giảm đi.
Biến GII có ý nghĩa thống kê tại mức 1% ở cả mô hình 1 và 2. Ở mô hình 1 và 2, hệ số hồi quy ước lượng của biến GII lần lượt là 140.4877 và 79.7658, hàm ý khi tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nghèo đói tăng 140.4877 % (mô hình 1) và 79.7658 (mô hình 2), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Với giá trị tương đối lớn, có thể thấy bất bình đẳng giới chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mức độ nghèo đói ở các quốc gia đang phát triển. Tại các quốc gia đang phát triển, mức độ bất bình đẳng giới cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển (Vũ Hoàng Nam và cộng sự, 2018), phần lớn có thể do các nguyên nhân về văn hóa, xã hội. Điều này cho thấy ở các quốc gia đang phát triển, nam giới được trao cho các cơ hội lớn hơn so với nữ giới, đồng thời mức độ tham gia vào lực lao động của nam giới
cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Khi đó, giá trị gia tăng trên đầu người lại càng giảm đi do 1 người nam giới phải chịu gánh nặng thu nhập và phân bổ đều cho cả những người không tham gia lực lượng lao động. Do vậy, có thể nói với mức thu nhập giảm đi trên đầu người thì mức độ nghèo đói lại càng gia tăng hơn. Biến số bất bình đẳng giới có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình lại cơ cấu lao động trong nền kinh tế, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa.
Tóm lại, thông qua quá trình thực hiện ước lượng các mô hình thực nghiệm, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H7 được ủng hộ, các giả thuyết còn lại chưa được kiểm chứng bởi mô hình thực nghiệm trình bày trong phạm vi tiểu luận này.