Biện pháp phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá giá ở nước ngoà

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới vấn đề đặt ra với việt nam (1) (Trang 33 - 38)

II. Hàng hóa Việt Nam bán phá giá ở nước ngoà

3.Biện pháp phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá giá ở nước ngoà

Về nguyên tắc, như ta đã biết, kiện chống bán phá giá được coi là một trong

những biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế, là công cụ được sử dụng để đối phó với các hiện tượng bán phá giá (cạnh tranh không lành mạnh) từ nước ngoài gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và thị trường trong nước.

Nhưng trên thực tế, đằng sau các biện pháp chống bán phá giá, các vụ kiện

bán phá giá là việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu trước sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu giá rẻ. Ví dụ tiêu biểu đã được nhắc đến rất nhiều là vụ kiện của Mỹ với hàng xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam. Như chúng ta đã biết, hiện nay năng lực xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng tăng, bởi thế nhiều loại hàng hóa của nước ta đang phải đối mặt ngày càng nhiều hơn với những nguy cơ bị kiện chống bán phá giá ở các thị trường.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể phòng tránh và đối phó với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Trước tiên, doanh nghiệp và các cơ

quan ban ngành, hiệp hội cần tìm hiểu lí do vì sao hàng xuất khẩu của Việt Nam lại bị kiện. Đồng thời, cần có những biện pháp phòng tránh để khỏi vướng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra.

Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đối phó, thực hiện các công việc giải quyết vấn đề. Doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình điều tra của vụ kiện, hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nhà nước cần thực hiện công việc điều tiết xuất khẩu vào các thị trường. Bản thân các doanh nghiệp không thể làm được việc đó, mọi người chỉ biết sản xuất và xuất hàng còn thông tin về tình hình của thị trường đó chỉ có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận.

Có thể thấy, lượng hàng hóa xuất khẩu đi từng thị trường đều có con số cụ thể nằm tại Hải quan. Nếu có thể thì cần hạn chế xuất ở một số lượng nhất định sẽ dễ dàng tránh được những vụ kiện bán phá giá. Vì nếu một mặt hàng nhập khẩu chiếm thị phần vượt qua mức cho phép của thị trường nhập khẩu và có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước thì mới bị khởi kiện.

Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức chủ động các phương thức phòng chống các vụ kiện thông qua việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất.

 Về hiểu biết chung: cần nhận biết về sự tồn tại của nguy cơ bị kiện tại các thị trường xuất khẩu và cơ chế vận hành của chúng, nhóm thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện.

 Về chiến lược kinh doanh: cần tính đến khả năng bị kiện khi xây dựng chiến lược xuất khẩu để có kế hoạch chủ động phòng ngừa và xử lí khi không phòng ngừa được (ví dụ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phát triển qía nóng một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và giảm dần việc cạnh tranh bằng giá rẻ...).

 Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng xuất khẩu để có chương trình, kế hoạch đối phó chung đối với các vụ kiện có thể xảy ra.

 Sử dụng chuyên gia tư vấn và luật sư trong những tình huống cần thiết ở mức độ thích hợp.

 Phối hợp với các cơ quan. Đơn vị liên quan để được hướng dẫn và có thông tin cần thiết.

Tóm lại, có hai phương án giải pháp cho vấn đề này:

 Doanh nghiệp cần đồng thời thực hiện các biện pháp mang tính chính sách (để hạn chế, nhận biết và ứng phó với nguy cơ một cách kịp thời) và các biện

pháp kí thuật có liên quan (để tính toán và chứng minh biên độ phá giá thấp

nhất có thể).

 Nhà nước cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể với từng ban ngành, từng mặt hàng để tránh cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng bán phá giá.

KẾT LUẬN

Gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế là gia nhập một sân chơi rộng lớn toàn cầu, nơi luôn luôn tồn tại những thời cơ và thách thức. Nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển, kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào ngành sản xuất nông nghiệp thủ công. Khi gia nhập tổ chức WTO, chúng ta có những lợi thế nhất định nhưng khó khan và thử thách là rất lớn. Theo quy định của WTO, trong lĩnh vực bán phá giá và cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế thì đây là một lĩnh vực mà nước ta chưa có cơ hội để cọ sát, kinh nghiệm buôn bán quốc tế của nhiều doanh nghiệp trong nước còn nhiều bất cập.

Trong thời gian tới, nền kinh tế thực sự hội nhập, chúng ta sẽ phải đối đầu với nhiều vụ kiện bán phá giá và phải tham gia ngày càng nhiều hơn vào cơ

chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này. Thực tiễn hai vụ

kiện bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam và “Chiến tranh dầu ăn" là những bài học kinh nghiệm quý giá và là bài học cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp trước các thiết chế về bán phá giá trong quan hệ buôn bán quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự năng động của nền kinh tế và những điều kiện ưu đãi về tự nhiên cũng như vị trí địa lý, chúng ta luôn hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Tương lai ấy phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ trẻ những người sẽ tiếp bước cha anh dệt nên trang sử vàng của dân tộc.

Bên cạnh những khó khăn thì những lợi thế không thể phủ nhận khiến Việt Nam có thể đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

nâng cao đời sống nhân dân. Từng bước biến các chủ tương lai trên lý thuyết

thành thực tế, nắm bắt cơ hội, thu hút thêm nòa đầu tư trong và ngoài nước chúng ta cần phải thừa nhận đầy đủ các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực

chống bán phá giá. Chỉ có vậy chúng ta mới có thể tránh được các vụ kiện

chống bán phá giá không cần thiết gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của doan h nghiệp trong nước. Để thu được cái lợi lớn hơn về lâu dài là kích thích được tinh thần sáng tạo trong quần chúng nhân dân, thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn chất xám từ bên ngoài, cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước

ngoài. Tận dụng tốt nguồn lực từ bên ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nền kinh tế trong nước phát triển.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới vấn đề đặt ra với việt nam (1) (Trang 33 - 38)