Những bất lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện bán phá giá ở nước ngoài Và thuận lợi cho Việt Nam trong các vụ kiện sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới vấn đề đặt ra với việt nam (1) (Trang 31 - 33)

II. Hàng hóa Việt Nam bán phá giá ở nước ngoà

2.Những bất lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện bán phá giá ở nước ngoài Và thuận lợi cho Việt Nam trong các vụ kiện sau khi gia nhập WTO

nước ngoài. Và thuận lợi cho Việt Nam trong các vụ kiện sau khi gia nhập WTO

2.1. Thuận lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài

Trước khi gia nhập WTO, đã có nhiều vụ kiện chống bán phá giá với hàng hóa xuất khẩu của Vệt Nam theo pháp luật nội địa của nước xuất khẩu. Sau khi gia nhập WTO thì thực trạng này vẫn không thay đổi. Hàng hóa Việt Nam vẫn có thể bị kiện, bị áp thuế chống bán phá giá ở các thị trường theo thủ tục và trình tự cũ.

Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng có được những thuận lợi nhất định.

- Trong trường hợp nước tiến hành điều tra không tuân thủ đúng các quy định liên quan trong WTO thì Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để khiếu nại, khiếu kiện qua đó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp.

- Tuy Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường đến 31/12/2018 nhưng theo cam kết, các nước không còn được tự do lựa chọn biện pháp, quy tắc tính toán với các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện nữa mà phải hành động trong khuôn khổ những điều kiện nhất định.

2.2. Những bất lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong những vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài

Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (đến hết 31/12/2018). Đây chính là bất lợi lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Với cam kết này, các nguyên tắc tính toán giá thông thường của hàng hóa bị điều tra có thể sẽ không được áp dụng. Việc sử dụng phương pháp thay thế (dựa trên giá và chi phí của một nước thứ ba) thường không phản ánh đúng giá thực tế của doanh nghiệp. Theo đó, biên độ phá giá có khả năng cao hơn so với biên độ phá giá tính theo phương phán thông thường. Mức thuế chống bán phá giá mà doanh nghiệp phải chịu vì thế cao hơn.

Thực tế cũng tồn tại những bất lợi khác xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu về nhân lực có trình độ chuyên môn cũng như yếu về năng lực xử lý tình huống trước các vụ kiện. Trong cuộc khảo sát 64 Hiệp hội ngành hàng gần đây nhất do VCCI tiến hành thì có đến 75% Hiệp hội gặp khó khăn về mặt tài chính, 52% Hiệp hội thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và trên 74% Hiệp hội không có bộ phận chuyên trách về pháp luật.

Một điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể thắng kiện là phải đảm bảo tính minh bạch, trung thực trong hồ sơ sổ sách kế toán. Nếu ngụy tạo chứng từ, tài liệu sẽ tạo ra sự thiếu thống nhất, không lô-gích trong toàn bộ hồ sơ. Điều này dễ dàng bị phát hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghệm. Ðây chính là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và nhỏ. Thực tế, trong một số vụ kiện bán phá giá vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam không có được báo cáo kiểm toán được cơ quan kiểm toán quốc tế công nhận. Trong trường

hợp này, các chuyên gia sẽ tiến hành điều tra theo những thông tin sẵn có, mà những thông tin này thường không có lợi cho các doanh nghiệp.

Theo quy định của WTO, quá trình điều tra vụ việc bán phá giá không quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra. Như vậy, thời gian để các doanh nghiệp chuẩn bị kháng kiện tương đối gấp gáp mà khối lượng công việc lại khá lớn. Các doanh nghiệp Viêt Nam thường lúng túng trước bảng câu hỏi phức tạp, chi tiết, mang tính kỹ thuật cao. Thêm vào đó, những tiêu chuẩn kế toán, cấu trúc doanh nghiệp được đưa ra cũng không thật phù hợp với thực tế các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp khó mà định hình được phương pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả. Hoàn thành bảng câu hỏi mới là bước chuẩn bị đầu tiên. Các doanh nghiệp Viêt Nam cũng để nhiều sơ hở trong cuộc điều tra tại chỗ. Số lượng thông tin, tài liệu cần chuẩn bị cho cuộc điều tra tại chỗ là khá lớn và nặng nề. Tuy nhiên, do thời gian ngắn và năng lực có hạn nên các doanh Việt Nam vẫn không tránh được những sai sót. Từ đó dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp tuy đã chuẩn bị Bảng trả lời câu hỏi rất tốt nhưng sau cuộc thẩm tra tại chỗ, biên độ phá giá được công bố lại cao hơn rất nhiều so với dự kiến.

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới vấn đề đặt ra với việt nam (1) (Trang 31 - 33)