Bài học đối với các doanh nghiệp nói chung

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế bài học rút ra từ một số vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nước ngoài tại việt nam (Trang 35 - 40)

Chương 3: BÀI HỌC QUA VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ THÉP KHÔNG GỈ CÁN NGUỘI TẠI VIỆT NAM

3.2.2 Bài học đối với các doanh nghiệp nói chung

Để chúng ta có thể “đồng hành” cùng các biện pháp chống bán phá giá, các doang nghiệp Việt Nam trước hết cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề cụ thể sau:

3.2.2.1 Sẵn sàng đương đầu với tất cả các vụ kiện phá giá

Các doanh nghiệp Việt Nam cần có kế hoạch sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện bán phá giá khác. Việt Nam cần chủ động giảm thiểu tiêu cực của việc chống bán phá giá từ các nước khác. Cụ thể cần làm những việc như sau:

 Nắm vững hệ thống thông tin về phá giá và chống bán phá giá.

 Tích cực tìm hiểu thông tin về các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam, phân tích, đánh giá tình hình và nhận định từ đó đưa ra những kiến nghị với các bộ ban nghành có chức năng để giải quyết kịp thời, triệt để.

 Tham gia góp ý, bổ sung xây dựng cách thức tận dụng có hiệu quả các thủ tục điều tra trong khuôn khổ WTO cũng như thủ tục điều tra của nước kiện phá giá. Chẳng hạn, khi bị áp dụng thuế chống bán phá giá, quốc gia bị áp thuế có

thể tăng giá hàng hoá của mình để chịu mức thuế chống bán phá giá thấp hơn ở giai đoạn xem xét lại hành vi phá giá.

 Tích cực tham gia vào các diễn đàn cùng với các nước đang phát triển để xây dựng một cơ chế chống bán phá giá chặt chẽ hơn trong khuôn khổ WTO. Đây được xem là cơ hội để các doanh nghiệp thu thập thông tin về vấn đề này và chứng minh tính hợp lý của giá xuất khẩu hàng hoá. Một khi các doanh nghiệp Việt Nam đứng ngoài là tự đánh mất quyền được khiếu nại và quyền kháng nghị của mình. Khi đó, các cơ quan điều tra sẽ đưa ra những phán quyết của riêng họ và áp đặt các biện pháp chống phá giá, tất nhiên là có lợi cho họ. Mặt khác, khi các doanh nghiệp nước ngoài thắng kiện, họ sẽ không ngần ngại tiếp tục kiện các hàng hoá khác, và như vậy thì cơ hội xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm đi nhanh chóng. Tham gia vụ kiện (rất có thể bị thua do những áp đặt vô lý), các doanh nghiệp có thể rất tốn kém, nhưng từ chối tham gia là sẽ chấp nhận thiệt hại mà thông thường còn lớn hơn nhiều.

3.2.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phá giá,chống bán phá giá

Các tình huống kiện phá giá, các vấn đề liên quan cần được doanh nghiệp chia theo ngành, và ưu tiên theo đặc thù của nền ngoại thương Việt Nam. Chẳng hạn, thời gian trước mắt, các thông tin liên quan đến các vụ kiện tôm, dệt may, giày dép và khoáng sản cần được ưu tiên thu thập. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng việc nắm bắt và có đầy đủ thông tin về các vụ kiện trong cùng ngành cũng như những lập luận của bên trong vụ kiện là sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện phá giá trong thời gian tới.

3.2.2.3 Tổ chức tìm hiểu các vụ kiện về chống bán phá giá của một số quốc gia lựa chọn

Các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải tìm hiểu các vụ kiện về bán phá giá trong một số ngành và một số quốc gia mà Việt Nam quan tâm. Trong bối cảnh các quy

định về chống bán phá giá của WTO còn chưa chặt chẽ như hiện nay, việc tìm được các lý lẽ mà các nước bị kiện khác đang sử dụng để phản bác lại nước đi kiện.

3.2.2.4 Cố gắng để cuộc điều tra sơ bộ về chống bán phá giá dẫn đến kết luận tốt nhất

Vấn đề rất quan trọng là, các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ và trả lời tất các câu hỏi do cơ quan điều tra nêu ra trong bảng câu hỏi điều tra một cách hợp lý nhất và trong thời gian sớm nhất. Sự minh bạch và rõ ràng trong các câu trả lời sẽ tạo ấn tượng tốt với các cơ quan điều tra. Sự tham vấn các ý kiến của các luật sư có uy tín trong trường hợp này là rất quan trọng.

3.2.2.5 Sự liên kết, thống nhất chặt chẽ giữa các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần có sự phối hợp, nhất quán với nhau để tạo ra một khối sức mạnh to lớn về kinh nghiệm, tiến bộ và cả tài chính để có thể đương đầu với các vụ kiện ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng và hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp phải biết tự cân bằng lợi ích của mình và các bên liên quan để tạo ra sự hợp tác lâu dài,bền vững và gắn bó.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình mở cửa thị trường ngày càng sâu, rộng và sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu ngày càng lớn, nhiều quốc gia đã sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp phòng vệ thương mại trong hội nhập, trong đó có kiện chống bán phá giá. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận ra được sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp này. Nguyên nhân dẫn đến việc cần sử dụng công cụ phòng vệ này là do hiện trạng kinh tế nội địa ngày càng khó khăn, bên cạnh đó, có thể một số hàng hóa từ một số quốc gia thực sự đang bán phá giá hoặc xuất khẩu ồ ạt vì nhiều mục đích khác nhau như giải quyết hàng tồn kho trong nước, chiến lược cạnh tranh không lành mạnh để chiếm lĩnh thị trường..., một số ngành hàng bắt đầu phát triển và tự họ nhận thức rõ ràng hơn về các công cụ hỗ trợ thương mại.

Qua vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam, có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu thể hiện được sự chủ động trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại (kiện chống bán phá giá) để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy đã có những bước đi đầu tiên nhưng nhìn chung hiện nay dường như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang bỏ phí công cụ hữu hiệu này. Trong khi đó, việc nhiều mặt hàng nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam đã và đang khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước thêm phần khó khăn và bị cạnh tranh gay gắt ngay trên chính “sân nhà”.

Và cũng từ vụ kiện trên có thể thấy, để hội nhập và phát triển, Việt Nam còn phải đối mặt khốc liệt hơn với sức ép cạnh tranh của các hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, cơ quan Nhà nước cần chú trọng hoàn thiện nội dung pháp luật về chống bán phá giá; nâng cao nhận thức, năng lực tham gia của các doanh nghiệp trong các vụ kiện và hỗ trợ điều tra; xây dựng một quy trình khởi kiện, điều tra đơn giản, rõ ràng để các doanh nghiệp có thể áp dụng một cách dễ dàng… Còn về phía

giá, vì vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các thông tin chuẩn bị cho các vụ kiện và luôn chủ động đi kiện hoặc đối phó với các vụ kiện quốc tế…

Qua thời gian, nhiều doanh nghiệp đã đúc kết rằng hội nhập là một quá trình “vừa học vừa làm”, trong đó những thành công và cả những vấp váp trong quá trình kinh doanh với các đối tác nước ngoài, trên các thị trường nước ngoài để góp phần tạo nên kinh nghiệm để doanh nghiệp có thể kinh doanh tốt hơn, hiệu quả và bền vững hơn. “Vừa học vừa làm” cũng là điều mà người ta thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam khi nhìn lại một quãng đường tranh chấp phòng vệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Hy vọng rằng những gì mà các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt trong vụ kiện chống bán phá giá trên không chỉ mang lại kinh nghiệm quý giá cho chính họ mà còn là bài học hữu ích cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khác đang và sẽ hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế bài học rút ra từ một số vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nước ngoài tại việt nam (Trang 35 - 40)