Chú trọng hoàn thiện nội dụng pháp luật về chống bán phá giá

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế bài học rút ra từ một số vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nước ngoài tại việt nam (Trang 26 - 27)

Chương 3: BÀI HỌC QUA VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ THÉP KHÔNG GỈ CÁN NGUỘI TẠI VIỆT NAM

3.1.1 Chú trọng hoàn thiện nội dụng pháp luật về chống bán phá giá

Bán phá giá và chống bán phá giá là một trong những vấn đề “nóng” trong thương mại quốc tế hiện đại. Các doanh nghiệp Việt nam cũng bị cuốn vào làn sóng chung của những hoạt động liên quan đến vấn đề bán phá giá trên thế giới. Khi mà chúng ta đang ngày càng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, với đặc điểm là nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, tình trạng nhiều doanh nghiệp nước ngoài thực hiện những hành vi bán phá giá ngay tại Việt nam đã khiến doanh nghiệp không thể cạnh tranh nổi về mặt giá cả, dẫn đến thị trường cứ ngày một thu hẹp dần. Trong khi đó, so với các nước đã hội nhập trước Việt Nam nhiều năm, Việt Nam chưa có được bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh về thuế chống bán phá giá, cũng như những kinh nghiệm đáng kể trong việc điều tra chống bán phá giá. Trước bối cảnh đó, nhu cầu cấp bách đặt ra là Việt Nam cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tự vệ thương mại nói chung và pháp luật về chống bán phá giá nói riêng, trên cơ sở kếp hợp hài hòa với các quy định và thực tiễn của thương mại quốc tế. Cụ thể Việt Nam cần:

 Xây dựng một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ, hoàn chỉnh về phá giá và chống bán phá giá.

 Xây dựng cách thức tận dụng có hiệu quả các thủ tục điều tra trong khuôn khổ WTO cũng như thủ tục điều tra của nước kiện phá giá. Chẳng hạn, khi bị áp dụng thuế chống bán phá giá, quốc gia bị áp thuế có thể tăng giá hàng hoá

của mình để chịu mức thuế chống bán phá giá thấp hơn ở giai đoạn xem xét lại hành vi phá giá.

 Thực hiện cơ chế tham vấn chuyên môn trong quá trình điều tra chống bán phá giá. Do tính chất phức tạp của vấn đề, hàng hóa đa dạng và ngay cả việc sử dụng dữ liệu để tính toán cũng có thể gặp khó khăn. Do đó, thực tế điều tra chống bán phá giá ở các nước do các cơ quan chuyên trách thực hành song không thể thiếu việc tham vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định về việc tham vấn chuyên gia trong quá trình điều tra mà chỉ có tham vấn với các bên liên quan (nguyên đơn và bị đơn). Tất nhiên, trên thực tế cơ quan điều tra có thể tiến hành tự thực hiện việc tham vấn này nhưng khi không có quy định của pháp luật thì việc lấy ý kiến tham vấn chuyên gia có thể mang tính chất tùy nghi và có thể, theo một cách tự nhiên, khó khăn sẽ bị đẩy về phía doanh nghiệp vì họ cần tham vấn để giải trình với cơ quan điều tra.

 Tích cực tham gia vào các diễn đàn cùng với các nước đang phát triển để xây dựng một cơ chế chống bán phá giá chặt chẽ hơn trong khuôn khổ WTO.

Một phần của tài liệu tiểu luận chính sách thương mại quốc tế bài học rút ra từ một số vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nước ngoài tại việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w