Xuất đối với Nhà nước, Cơ quan Hải quan: Bổ sung một số điểm trong quy định pháp luật hải quan đối với các lô hàng được xử lý nhanh

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiệp vụ hải quan thực trạng và giải pháp về việc thực hiện điều khoản 7 8 các lô hàng xử lý nhanh – hiệp định tạo thuận lợi thương mại WTO tại việt nam (Trang 28 - 30)

quy định pháp luật hải quan đối với các lô hàng được xử lý nhanh

Thông qua những phân tích, đánh giá về tình hình thông quan đối với các lô hàng được xử lý nhanh trên đây, có thể thấy rằng Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản pháp lý cụ thể, riêng biệt nào điều chỉnh các thủ tục hải quan đối với các lô hàng khẩn ngoài Hiệp định tạo thuận lợi thương mại WTO mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Nội dung này chỉ xuất hiện lẻ tẻ và khá rời rạc trong các điều, khoản của các thông tư, nghị định như đã đề cập ở phần II. Chính vì vậy, để đảm bảo tuân thủ tốt những thỏa thuận trong Hiệp định, đẩy mạnh sự phối hợp giữa hải quan và các cơ quan khác trong quá trình di chuyển hàng hóa có tính chất cấp bách, khẩn cấp, đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và tuân thủ pháp luật, nhóm đề xuất thực hiện một trong hai giải pháp sau:

Giải pháp hoàn thiện: Bổ sung quy định về cơ chế kiểm soát chuyên ngành ưu tiên cho hàng chuyển phát nhanh vào Thông tư 100/2010/TT-BTC.

Giải pháp ban hành mới: Các quy định về hải quan đối với các lô hàng được yêu cầu xử lý nhanh sẽ được đưa vào trong văn bản pháp quy, được nhà nước công bố rộng rãi và bảo đảm thực hiện, bao gồm hai phần chính:

Thứ nhất, đưa ra những nguyên tắc công bằng, nhất quán đối với doanh nghiệp để được phép yêu cầu xử lý nhanh các lô hàng khẩn cấp. Các điều khoản này đưa ra định nghĩa và quy định các điều kiện, trường hợp người khai hải quan được phép yêu cầu Hải quan xử lý, thông quan nhanh cho hàng hóa. Ngoài ra, nội dung của điều khoản cũng quy định các điều kiện, quy trình nộp hồ sơ để yêu cầu xử lý nhanh lô hàng; cách thức khiếu nại các quyết định không hợp lý của Hải quan đối với đơn xin xử lý nhanh các lô hàng; các điều kiện cho phép Hải quan từ chối tư cách đó của người khai Hải quan, các khoản thuế, phí liên quan trong quá trình này.

Thứ hai, đưa ra những quy tắc cụthể, chi tiết về đặc tính, mục đích của hàng hàng hóa để hàng hóa (ví dụ như trọng lượng, giá trị) được vào diện ưu tiên xử lý nhanh.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 191, hàng hóa chuyển phát nhanh được chia thành 3 nhóm khác nhau. Tuy nhiên, theo mẫu tờ khai hải quan khi thực hiện khai giấy tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC chỉ phù hợp với hàng hóa thuộc nhóm 3. Đối với hàng hóa thuộc nhóm 2 của các công ty chuyển phát nhanh lớn, nếu phải thực hiện khai giấy từng gói kiện hàng thì không đảm bảo về thời gian thông quan của hàng hóa cũng như đặc thù của dịch vụ chuyển phát nhanh. Theo đó, đề xuất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trị giá thấp thì chuyển phát nhanh được phép khai giấy theo bảng kê nhằm đảm bảo thông quan hàng hóa kịp thời.

Ngoài ra, hoàn thiện quy định về thông quan hàng hóa phục vụ cho mục đích cứu trợ khẩn cấp cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách, cần thiết hiện nay của Nhà nước. Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, việc cứu trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế cũng được tiến hành nhằm giúp giảm bớt khó khăn cho người bị nạn trong thời gian nhanh nhất. Chính vì vậy, yêu cầu về thời gian vận chuyển hàng đến hiện trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của các chính phủ và nhất là của cơ quan Hải quan- tổ chức chịu trách nhiệm kiểm tra khi hàng hóa qua biên giới. Việc làm thủ tục hải quan cho các chuyến hàng cứu trợ phải được thực hiện nhanh chóng với những chế độ hải quan đặc biệt, phù hợp nhất. Hiện đã có một số lượng lớn các công cụ quốc tế khuyến nghị thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi nằm đơn giản hóa và hợp lý hóa quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa cứu trợ nhân đạo. Trong số đó, ba công cụ quan trọng nhất được WCO xây dựng là: Khuyến nghị của WCO về vận chuyển các chuyến hàng cứu trợ thảm họa (ngày 8-6-1970), Công ước Kyoto sửa đổi (CRK), trong đó đáng chú ý là Phụ lục đặc biệt J5 và Công ước Istanbul về tạm quản hàng với Phụ lục B9. Các công cụ này chính là những mẫu quy trình để Chính phủ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với hàng hóa phục vụ cho mục đích cứu trợ khẩn cấp.

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiệp vụ hải quan thực trạng và giải pháp về việc thực hiện điều khoản 7 8 các lô hàng xử lý nhanh – hiệp định tạo thuận lợi thương mại WTO tại việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w