Bài học từ phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu

Một phần của tài liệu tiểu luận kỹ năng lãnh đạo phong cách lãnh đạo của lý quang diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 33 - 38)

1. Kiên định, tin tưởng bản thân trước tiên

Theo mô hình 5 phẩm chất lãnh đạo cơ bản, có thể nói kiên định là kết hợp của 2 phẩm chất quyết tâm và tự tin. Lý Quang Diệu được cho là đã áp dụng nhiều biện pháp tương đối cực đoan trong quá trình xây dựng, kiến thiết Singapore. Nhưng ông làm tất cả những điều đó chỉ nhằm một mục đích duy nhất: kiến tạo sự phú cường, đưa đất nước đi lên từ khốn khó, trở thành một đô thị phát triển vượt bậc

Ông đã từng vấp phải nhiều sự chỉ trích vì đưa ra nhiều chính sách kiểm soát cá nhân với công dân. Nhưng mặc cho dư luận, ông tin tưởng vào phương pháp riêng của mình, và lịch sử chứng minh ông đã làm được. Cũng nhờ đó mà ông được nhiều người nhớ đến với phát ngôn độc nhất “Chúng ta sẽ không đạt được những tiến bộ về kinh tế nếu không quan tâm tới các vấn đề cá nhân. Ai là hàng xóm của bạn, cuộc sống của bạn ra sao, những âm thanh bạn tạo ra, thậm chí bạn nhổ nước bọt như thế nào và ở đâu(...) Tôi kiên định với suy nghĩ của mình. Tôi mạnh tay để mọi việc trở nên đúng đắn, đúng là khắc nghiệt nhưng rất nhiều giá trị đang bị đe dọa. Cuối cùng cái mà tôi đạt được là gì? Một Singapore thành công”.

Vậy có thể kết luận từ đây rằng, để được người khác tin tưởng và nghe theo, trước hết hãy tin tưởng chính mình.

Giới chuyên gia từ lâu đã đánh giá ông Lý là một nhà lãnh đạo với nghiêm khắc. Nếu tiếp cận theo hành vi như chương trước đã phân tích, có thể nói ông là nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán. Nếu tiếp cận theo tình huống, ông thiên về phong cách lãnh đạo định hướng công việc. Ông từng nhận nhiều chỉ trích vì áp dụng những biện pháp cứng rắn với phe đối lập và sử dụng các luật lệ về tội phỉ báng để chống lại đối thủ chính trị. Mặc cho những chỉ trích đó, ông vẫn luôn giữ vững lập trường lãnh đạo. Ông đã từng đưa ra phát biểu thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lãnh đạo “Tôi chưa bao giờ cảm thấy lo lắng hay ám ảnh bởi những cuộc trưng cầu ý kiến hay thăm dò mức độ được dân chúng yêu mến. Theo tôi, người tỏ ra e ngại trước những thứ như vậy là một lãnh đạo yếu đuối. Giữa việc được yêu quý và bị người khác e dè, kiêng nể, tôi luôn cho rằng Machiavelli đã đúng.

Không có phong cách nào hiệu quả nhất áp dụng trong một thời gian dài, mỗi phong cách đều có ưu nhược điểm riêng. Cách tốt nhất là cần phải phối hợp phong cách lãnh đạo trong từng giai đoạn cụ thể, từng trường hợp. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin… Các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể.

3. Lãnh đạo thu hút là cách lãnh đạo “bền” nhất

Qua phân tích ở các chương trước, có thể thấy ông Lý Quang Diệu có phong cách lãnh đạo thu hút, có sức ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sau của Singapore nói riêng và thế giới nói chung.

Nói về nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Singapore, ông Ong Keng Yong, cựu Tổng Thư ký ASEAN đã khẳng định "Singapore thành công vì lãnh đạo có tầm nhìn xa". Theo ông, để thuyết phục mọi người theo đuổi tư tưởng của mình,

ông Lý có đủ phẩm chất, uy tín và tư cách cá nhân “Theo tôi, làm một người lãnh đạo giỏi, anh phải có tầm nhìn và phải có uy tín cá nhân. Anh sẽ không thuyết phục được người khác nếu anh không gương mẫu, không dám hy sinh và không làm những gì đã hứa. Ông Lý Quang Diệu là một người luôn sống gương mẫu. Ông có một cuộc sống đơn giản, bình dị, không xa hoa. Theo tôi, lãnh đạo tài giỏi và đạo đức là những điều rất quan trọng”.

Trong thời kỳ còn là thủ tướng của Singapore, ông đã truyền cảm hứng cho mọi tầng lớp nhân dân và cả những nguyên thủ của các quốc gia khác về cách lãnh đạo vô cùng độc đáo và hiệu quả. Khi con trai của ông - thủ tướng Singapore đương nhiệm Lý Hiển Long lên nắm quyền, ông vẫn luôn là niềm cảm hứng và xuất hiện trong không ít bài phát biểu trước nhân dân. Có thể nói phong cách lãnh đạo của ông đã hoàn toàn in dấu ấn lâu bền lên đất nước và con người Singapore, cũng giống như Hồ Chí Minh của Việt Nam. Ông đã, và sẽ mãi là mẫu hình để các nhà lãnh đạo có thể noi gương học hỏi.

Cần khắc phục những nhược điểm nhất định của phong cách lãnh đạo độc đoán. Trên thế giới có nhiều nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán, tiêu biểu như Hitler, Steve Jobs, Donald Trump… Lý Quang Diệu cũng lựa chọn phong cách này, nhưng hầu như người ta luôn nhớ đến điều đó bằng sự biết ơn và khâm phục. Có thể nói cùng với việc đưa ra những quyết định vô cùng cứng rắn, Lý Quang Diệu cũng đồng thời cho mọi người thấy được mục đích tốt đẹp và kết quả khả quan, tích cực của nó. Nhiều nhà phê bình đã nhận định, sự chuyên quyền của ông là cần thiết để có thể thiết lập được một đất nước có thể chế vô cùng trật tự như Singapore ngày nay. Ông khắc phục những hạn chế của phong cách lãnh đạo độc đoán bằng chính kết quả tốt đẹp mà cả thế giới đã nhận thấy. Ông khiến chúng ta thấy được, sự chuyên quyền nếu đặt đúng chỗ chính là cách lãnh đạo hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Dù đã ra đi nhưng Lý Quang Diệu đã để lại một một kho tàng tri thức lãnh đạo vô cùng quý báu đối với nhân loại. Một vị lãnh đạo tài ba dành cả cuộc đời để cống hiến vì sự nghiệp chung. Ông không chỉ chứng minh Singapore xứng đáng là một đảo quốc độc lập, mà còn khiến thế giới phải tin rằng ông xứng đáng là vị thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Singapore, một nhân vật huyền thoại của châu Á vào thế kỷ XX-XXI. Với cách thức lãnh đạo tài tình, ông đã biến Singapore trở thành một trung tâm tài chính khu vực, quốc gia có mô hình phát triển tiêu biểu, với mức thu nhập người dân thuộc top đầu Thế giới - là nơi thu hút khách du lịch cũng như các nhân tài cùng các doanh nghiệp hàng đầu Thế giới như: Microsoft, Google, Exxon Mobil, Kellogg… đến đầu tư.

Những đóng góp của Lý Quang Diệu cho Singapore nói riêng và thế giới nói chung sẽ mãi được ghi nhớ. Nếu không có tầm nhìn vượt trội và những nỗ lực nhằm theo đuổi sự phát triển đất nước của ông, Singapore của ngày hôm nay sẽ không tồn tại. Điều tốt nhất mà người dân Singapore nói riêng và người dân trên toàn thế giới nói chung có thể làm để tưởng nhớ ông chính là gìn giữ và phát huy những thành quả của ông và các cộng sự đã để lại và biến Singapore trở thành một mái nhà tốt đẹp hơn cho thế hệ sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Slide bài giảng môn Kỹ năng lãnh đạo - ThS Hoàng Anh Duy - Giảng viên Trường đại học Ngoại thương.

2. Graham Allison, Robert D. Blackwill, Ali Wyne, Dịch giả Nguyễn Xuân Hồng, 2013, Lý Quang Diệu - Bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới, NXB Thế Giới.

3. Lý Quang Diệu, Dịch giả Phạm Viêm Phương – Huỳnh Văn Thành, 2000,

Hồi Ký Lý Quang Diệu, NXB TP Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Hữu Lam (2011), Nghệ thuật lãnh đạo. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

5. Tom Plate, Dịch giả Nguyễn Hằng, 2011, Đối Thoại Với Lý Quang Diệu - Nhà Nước Công Dân Singapore: Cách Thức Xây Dựng Một Quốc Gia, NXB Trẻ.

6. Stephen P. Robbins; David A. Decenzo and Mary Coulter (2013), Quản trị học (Sách dịch của trường ĐH Ngoại thương), Prentice Hall Publications.

7. Sự thay đổi thần kỳ của Singapore dưới thời của Lý Quang Diệu

https://kenh14.vn/the-gioi/chum-anh-su-thay-doi-than-ky-cua-singapore-duoi-thoi-l y-quang-dieu-20150323120136233.chn

8. Phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu

https://tuoitre.vn/phong-cach-lanh-dao-doc-dao-cua-ly-quang-dieu-715148.htm

https://www.timviecnhanh.com/goc-nghe-nghiep/hoc-cach-tuyen-nguoi-tai-cua-ly-q uang-dieu/?fbclid=IwAR0haz4laepACQ8vth4y3ex4ne3Z8zLVJE82xtS-

BFiYeypVB w3CDZsFqhs Tiếng Anh

1. Lee Kuan Yew, 2011, Hard Truths To Keep Singapore Going, Straits Times Press.

2. Han Fook Kwang, Warren Fernandez, Sumiko Tan, 1998, Lee Kuan Yew: The Man And His Ideas, 1st Edition, Times Editions.

Một phần của tài liệu tiểu luận kỹ năng lãnh đạo phong cách lãnh đạo của lý quang diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 33 - 38)