Ưu điểm và nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu

Một phần của tài liệu tiểu luận kỹ năng lãnh đạo phong cách lãnh đạo của lý quang diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 28 - 33)

Với phong cách lãnh đạo độc đoán của của mình, cố thủ tướng Lý Quang Diệu mang lại rất nhiều ưu điểm và lợi ích đối với người dân và đất nước Singapore, bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục.

1. Ưu điểm

Nhìn lại quá trình 50 năm hình thành và phát triển của quốc gia có diện tích vào loại khiêm tốn nhất Đông Nam Á, không ai có thể phủ nhận vai trò dẫn dắt của

nhà lãnh đạo kiệt xuất Lý Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của đất nước Singapore độc lập. Tầm nhìn cũng như khả năng lãnh đạo của ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong những những cột mốc đáng nhớ nhất của đảo quốc Sư tử kể từ khi tuyên bố độc lập từ năm 1965 đến nay.

1.1 Trọng dụng nhân tài, sử dụng có hiệu quả nguồn lực

Có thể nói, chính sách xuyên suốt và quan trọng hàng đầu mà ông Lý Quang Diệu áp dụng và cho đến tận bây giờ các thế hệ lãnh đạo Singapore vẫn kiên trì theo đuổi chính là thu hút và trọng dụng nhân tài ở cả trong và ngoài nước. Để tạo ra một lực lượng nhân tài đông đảo phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước, chính phủ Singapore cố gắng tạo ra cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả mọi người, giúp người nước ngoài có thể định cư lâu dài và nhập quốc tịch Singapore dễ dàng.

Đề cao sự bình đẳng

Singapore là quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc. Việc những người có xuất xứ khác nhau đến sinh sống, làm việc trong cùng một đất nước thì mâu thuẫn là khó tránh khỏi. Vậy Lý Quang Diệu làm sao để tuyển người tài? Ông khẳng định chỉ cần trao quyền bình đẳng cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị thì ai cũng sẽ có cơ hội phát triển năng lực. Dĩ nhiên, cơ hội tìm được nhân tài sẽ cao hơn.

Chính sách tuyển dụng nhân tài của ông phải kể đến việc xây nhà công cho dân mua trả góp và họ sẽ sở hữu nhà của riêng mình. Thay vì đi thuê mướn nhà, nếu ai cũng có tài sản của riêng mình thì họ sẽ vươn lên vì tương lai của chính họ và tương lai của Singapore.

Chế độ tuyển người tài của Lý Quang Diệu được đánh giá là cố gắng bình đẳng hóa các cơ hội, phân chia phần thưởng dựa trên năng lực và thành tích cá nhân. Với chính sách này, tất cả mọi người đều có cơ hội đạt được thành công và người xuất sắc nhất sẽ được chọn.

Người tài hưởng lương cao

Chỉ những cá nhân xuất sắc mới được Đảng và Chính phủ Singapore mời phỏng vấn. Hệ thống tuyển người tài vô cùng khắt khe nên những người vượt qua được chính là những người có năng lực thật sự. Những cá nhân muốn có vị trí trong chính phủ đều phải có bằng cấp cao. Chính sách tuyển dụng này giúp cho công chức hưởng lương tháng 13 tương đương tiền thưởng cả năm của khu vực tư nhân. Các thành viên trong nội các Singapore được hưởng mức lương thuộc hàng cao nhất thế giới với gần 2 triệu USD/năm. Chính sách này của Lý Quang Diệu cũng là một giải pháp chống tham nhũng hiệu quả. Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá Singapore là một trong những quốc gia trong sạch nhất thế giới.

Đầu tư cho giáo dục

Tại Singapore, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học công lập đều được nhà nước bao cấp về tài chính. Tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất.Hệ thống giáo dục Singapore đã và đang triển khai một loạt cải cách để thúc đẩy sự sáng tạo và giảm bớt áp lực. Phát triển đội ngũ giáo viên nhằm tăng chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó,sinh viên tại Singapore có thể học tập tại nhiều quốc gia khác trên thế giới khi tham gia chương trình chuyển tiếp, hoặc các kỳ trao đổi sinh viên, thực tập… Bên cạnh kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm và kỹ năng học tập được qua việc trải nghiệm là yếu tố quan trọng mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm. Những ngày hội việc làm được tổ chức thường xuyên ở các trường, hay các kỳ thực tập bắt buộc chính là cơ hội “vàng” để sinh viên tiếp xúc với nhà tuyển dụng, hiểu thêm về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, từ đó tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để tự tin khi ứng tuyển.

1.2 Kiên trì nỗ lực để đạt mục tiêu

Sự quyết tâm cao độ của ông đã khiến cho đất nước Singapore phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, đặc biệt là trong việc nâng cao ý thức của người dân đất nước này. Cụ thể là sau hơn 40 năm ông nắm quyền thì đất nước Singapore từ một

hải cảng nhỏ bé, hoàn toàn không có tài nguyên trở thành một trong những quốc giàu có, an toàn và ổn định nhất thế giới.

Cố thủ tướng đã từng nói: "Nguyên tắc cơ bản của tôi là gì? Khi đối mặt với khó khăn, vấn đề lớn hoặc những dữ kiện mâu thuẫn, tôi xem xét lại tất cả những giải pháp khác nếu như giải pháp tôi đưa ra không hiệu quả. Tôi chọn giải pháp có khả năng thành công cao nhất, nhưng nếu vẫn thất bại thì tôi lại chọn giải pháp khác nữa. Không bao giờ bế tắc cả”.Thật vậy, chính sự kiên trì này là một trong những yếu tố giúp ông thực hiện thành công phong cách lãnh đạo độc đoán.

1.3 Đề cao tinh thần tự giác, kỷ luật và lạc quan

Tính kỷ luật là một trong những đức tính quan trọng cần có của những người lãnh đạo. Nếu Nếu ông không làm gương cho mọi người thì ông không thể nào ép buộc được mọi người bắt buộc phải theo ông. Tuổi thơ ông đã gây dựng lên cho ông một kỷ luật sắt mà ai ai cũng phải khen ngợi. Ông đề ra các quy định pháp luật chặt chẽ và nghiêm khắc nhờ đó mà tỉ lệ tội phạm ở đất nước Singapore rất thấp.

Một trong những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu dành cho người dân Singapore: “Thế giới không ai nợ nần chúng ta. Chúng ta không thể cầm bát đi ăn mày để sống". Chính vì vậy, ông luôn nhắc nhở người dân rằng “ngày nào người Singapore còn năng động, thích nghi và cạnh tranh tốt, ngày đó chúng ta còn có thể tiến lên”. Mục tiêu của ông Lý đặt ra cho một nước nhỏ như Singapore là luôn phải tìm cách kết bạn càng nhiều càng tốt, song điều cốt yếu vẫn phải là giữ được chủ quyền và độc lập. Trong buổi nói chuyện ở trường S.Rajaratnam vào tháng 4-2009, ông khẳng định: “Hữu nghị, trong quan hệ quốc tế, không thể lệ thuộc nơi thiện chí hay hỉ nộ ái ố của thiên hạ. Chúng ta phải luôn giữ cho “ta là ta””. Ta thấy được một sự tự giác cao độ, lòng tự tôn dân tộc qua các hành động và phát biểu của ông. Đồng thời, ông luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai của đất nước, một ngày nào đó Singapore sẽ lớn mạnh. Thực tế đã chứng minh được điều này. Khi Lý Quang Diệu mới lên nắm quyền, thu nhập bình quân đầu người của Singapore chỉ khoảng

400 USD/năm, thế nhưng đến nay mức thu nhập này đã vượt quá con số 60.000 USD/năm.

2. Nhược điểm

2.1 Sự độc đoán cứng nhắc

Khuyết điểm nổi bật nhất của ông là quá độc tài. Ông trấn áp những người đối lập, tìm mọi cách để ngăn chặn sự phát triển của xã hội dân sự, ưu tiên cho những thành phần ưu tú, để cho gia đình ông nắm giữ những chức vụ cao cấp trong bộ máy chính quyền cũng như trong lĩnh vực kinh tế, có những chủ trương khắc nghiệt để bảo vệ một Singapore trong sạch và lành mạnh.

Với phong cách lãnh đạo độc đoán của mình, Lý Quang Diệu đã dẫn dắt nhà nước và nhân dân đi theo các quyết sách của ông mà hầu hết không quan tâm tới sự đồng thuận của số đông. Về cơ bản, Singapore vẫn do đảng phái của ông chi phối và thống trị.

Tuy nhiên, phần đông dân chúng vẫn hài lòng với sự độc tài ấy. Họ hiểu nguyên nhân của sự độc tài là từ thiện chí muốn, một, tạo nên một hệ thống quản trị tốt và hữu hiệu và hai, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá đất nước của Lý Quang Diệu. Tuy là quốc gia xanh, sạch, giàu có và ít tham nhũng nhưng sự bất mãn vẫn tồn tại trong dân thường Singapore do nhiều người không thể mua nổi nhà đất vì giá bất động sản quá cao và khoảng cách giàu nghèo tại nước này ngày càng lớn.

2.2 Thiếu sự linh hoạt, thực dụng

Chính vì quá độc đoán, Lý Quang Diệu bị dẫn theo một lối mòn tư duy, cách nhìn nhận của ông ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. Các nguyên tắc của ông ít khi thay đổi theo tình hình.

Trong thời đại mới, những người trẻ tuổi tài năng khi đứng trước nhiều sự lựa chọn cũng có thể không hoàn toàn thích làm việc ở Singapore - một nhà nước rất

Điều này khiến Singapore đối mặt với nguy cơ mất đi động lực, sức hút đối với tài năng, đặc biệt là giới trẻ, dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám. Ông Lý cũng nhiều lần bị chỉ trích vì đã áp dụng những biện pháp cứng rắn với phe đối lập và sử dụng các luật lệ về tội phỉ báng để chống lại đối thủ chính trị, điều này ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng của ông nói riêng và cục diện chính trị của Singapore nói chung.

Một phần của tài liệu tiểu luận kỹ năng lãnh đạo phong cách lãnh đạo của lý quang diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w