Một số giải pháp chúng tôi đề xuất cho Mytour nhằm hoàn thiện và phát triển Văn hóa doanh nghiệp:
Phát triển những điểm mạnh:
o Mytour chú trọng phát triển con người. Đây là một điểm mạnh của doanh nghiệp cần được phát huy và củng cố. Tiếp tục xây dựng những chương trình đào tạo hội nhập, đào tạo chuyên môn, đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên, tăng năng lực làm việc cũng như tăng sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.
o Tiếp tục củng cố, xây dựng niềm tin của các thành viên đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trước, trong và sau giai đoạn có những biến động về ban quản trị trong công ty.
o Phương pháp đánh giá 360 độ trong việc đánh giá các thành viên của doanh nghiệp có tính hiệu quả cao, cần được phát huy và xây dựng cụ thể hơn
những quy định về ảnh hưởng của việc đánh giá đến việc điều chỉnh lương hàng quý.
Khắc phục những điểm yếu:
o Từ mô hình Denison ta có thể thấy, yếu tổ ủy quyền của Mytour còn thấp, điều này hạn chế khả năng sáng tạo của nhân viên, lâu ngày đây sẽ trở thành rào cản trong việc phát triển của doanh nghiệp. Đây chắc chắn sẽ là điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới của mytour, nhà lãnh đạo của công ty cần chọn người để có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ. Việc này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được trọng dụng, tin tưởng và muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty, đây cũng sẽ là động lực cho cả những người còn lại phát triển, thể hiện khả năng của bản thân.
o Về hình tượng người anh hùng cũng như giai thoại truyền miệng, chúng tôi có một số gợi ý phát triển cho Mytour:
Lan truyền triết lý “Mỗi thành viên của Mytour đều là một người anh hùng” rộng rãi hơn trong cả nội bộ công ty và bên ngoài. Triết lý thể hiện niềm tự hào của mỗi thành viên cũng như thể hiện giá trị Mytour đề cao chính là chú trọng về con người, một thông điệp hay nhưng lại chưa thực sự được quan tâm, chưa được người ngoài biết đến. Để lan truyền thông điệp này, Mytour có thể update thêm trên website của công ty, website tuyển dụng của Mytour, trên các ấn phẩm nội bộ,...
Xây dựng thêm những giai thoại, những hình ảnh người hùng của công ty. Đây có thể là câu truyện truyền cảm hứng của người sáng lập công ty, những câu chuyện kể về những khó khăn trong việc thành lập công ty, lý tưởng khi thành lập công ty, những funfact,..Những câu chuyện này có tác dụng tích cực trong việc phổ biến những quy tắc, giá trị, niềm tin trong công ty, trở thành kim chỉ nam định hướng hành động cho nhân viên.
Xây dựng hình tượng điển hình trong công ty hoặc trong từng phòng ban. Đây luôn là điều cần thiết để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp. Với một công ty nhấn mạnh tinh thần phục vụ khách hàng như Mytour thì nhân vật điển hình sẽ nên là người trong các bộ phận phục vụ khách hàng. Việc lựa chọn hình tượng điển hình có thể diễn ra đều đặn hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Việc lựa chọn đúng hình tượng điển hình, tôn vinh rộng rãi những nhân vật này sẽ cụ thể hóa những giá trị của công ty trong mắt khách hàng, cũng như tạo động lực cho nhân viên trong công ty.
o Tổ chức thêm các cuộc thi về chuyên môn trong nội bộ công ty. Mytour có khá nhiều buổi bonding cũng như teambuilding cho cả công ty nhưng mới chú trọng về việc gắn kết các thành viên, những sự kiện mang tính chuyên môn thì còn thiếu.
o Xuất bản hệ thống ấn phẩm nội bộ hoặc phát triển ấn phẩm online hàng tháng, hàng quý,...
o Tăng cường đầu tư vật chất cho phát triển Văn hóa doanh nghiệp. Vì còn trẻ, nguồn vốn chưa đủ mạnh nên Mytour vẫn chưa thật sự đầu tư nhiều vào văn hóa doanh nghiệp, hi vọng với những thay đỏi về ban quản trị, nhà đầu tư,... nguồn lực của Mytour sẽ mạnh hơn và có đủ khả năng đầu tư thêm vào phát triển Văn hóa doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Tổng quan các phần của bài tiểu luận, ta có thể nhận thấy Mytour đã xác định rõ mục tiêu là phải xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho chính bản thân công ty ngay từ những buổi đầu thành lập. Đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời, bản thân Mytour đã nhận thức được tầm quan trọng, vai trò và ảnh hưởng tới sự hoạt động và tồn tại của chính công ty. Qua việc áp dụng mô hình của Denision vào phân tích thực trạng của Mytour đã đem lại cho chúng ta cái nhìn không chỉ bao quát về mặt Mytour là một công ty trẻ có tính linh hoạt cao và hướng ngoại tốt mà còn cho ta một cái nhìn có chiều sâu hơn và những yếu tố cốt lõi bên trong văn hóa doanh nghiệp của Mytour. Đó là tính nhất quán cao, sự thích ứng phù hợp, tầm nhìn sứ mệnh tương đối, song sự tham gia còn khá hạn chế trong văn hóa của Mytour. Bên trong các nhóm yếu tố đó, Mytour có yếu tố định hướng khách hàng cao, sự đồng thuận cũng khá cao và trong công ty luôn có sự phối hợp và gắn kết. Điều đó cho thấy Mytour có thế mạnh trong khả năng định hướng khách hàng, trong công ty các nhân viên phối hợp, gắn kết nhau chặt chẽ để cùng nhau làm việc. Bên cạnh đó, là một công ty được thành lập tại thị trường Việt Nam, bản thân Mytour và đặc biệt là các thành viên trong công ty đã phản chiếu trong đó rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó, góp phần tạo nên một văn hóa riêng biệt, một văn hóa được nhất quán từ nhiều văn hóa nhỏ khác nhau, đó là từ lãnh đạo cấp cao hoặc có thể xuất phát từ các nhân viên cấp thấp. Văn hóa đó còn được thể hiện trong Logo của công ty, trong bộ đồng phục, trong cách bài trí văn phòng, trong cách điều hành công ty của nhà lãnh đạo, trong các hoạt động team building của công ty…. Chính những điều này đã tạo nên văn hóa doanh nghiệp của công ty Mytour, sự riêng biệt, mang đậm bản sắc công ty mình. Tuy nhiên, công ty cũng cần nhìn nhận thực trạng văn hóa doanh nghiệp của công ty mình hiện nay từ đó để đưa ra những chính sách, những giải pháp để phát huy những nét văn hóa mạnh và
khắc phục, thay đổi những nét văn hóa yếu sao cho văn hóa công ty được phát triển mạnh hơn, chia sẻ, lan tỏa tốt hơn và có thể giúp công ty thích ứng được với văn hóa, xu thế của thời đại hiện nay tránh trở nên bảo thủ, lạc hậu mà cần phải đổi mới văn hóa kịp thời, đúng thời điểm nếu cần.
Như vậy, thông qua bài tiểu luận về đề tài: “Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp của đơn vị mà em biết” của nhóm 8 thông qua sự phân tích trực tiếp về văn hóa doanh nghiệp của công ty du lịch My Tour chắc hẳn đã mang tới cho các bạn đọc cái nhìn tổng quan hơn về văn hóa doanh nghiệp, về vai trò, đặc trưng, cấu trúc và ảnh hưởng của nó tới sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp (tổ chức). Mỗi doanh nghiệp (tổ chức) ngay từ khi thành lập cần phải xây dựng và phát triển văn hóa của chính doanh nghiệp (tổ chức) của mình. Không có văn hóa doanh nghiệp xấu hay tốt chỉ có văn hóa doanh nghiệp mạnh hay yếu, điều đó ảnh hưởng và quyết định tới cách hoạt động, điều phối và sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh để chia sẻ, lan tỏa tới toàn thể thành viên của mình, có như vậy hiệu quả công việc và năng lực cạnh tranh sẽ được nâng cao. Song, trước sự thay đổi không ngừng của thị trường thời đại, các doanh nghiệp cần phải vượt qua thách thức sao cho văn hóa của doanh nghiệp mình phải phù hợp với thời đại, tạo cơ hội hội nhập và theo kịp xu thế. Cần có các định hướng, phương hướng để điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp phù hợp sao cho Văn hóa mạnh giảm bớt khó khăn trong việc thay đổi, văn hóa yếu tăng thêm cơ hội để chuyển mình.