Một số khuyến nghị nhằm nâng cao việc áp dụng bằng sáng chế đối với sản xuất nông nghiệp tại nước ta

Một phần của tài liệu Ứng dụng sáng chế trong phát triển nông nghiệp kinh nghiệm của nhật bản, thái lan và bài học cho việt nam (Trang 35 - 39)

xuất nông nghiệp tại nước ta

Để bằng sáng chế có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển nông nghiệp, trước hết số lượng sáng chế trong nông nghiệp cần phải lớn. Để làm được điều này, cần có cơ chế khuyến khích sự sáng tạo của dân cư, chẳng hạn như hỗ trợ cho các nhà khoa học để nghiêc cứu, phát triển, tiếp tục triển khai những chương trình, hội chợ khoa học công nghệ, các giải thưởng,… để khuyến khích sáng tạo. Đồng thời, tại các cuộc triển lãm, cần đồng thời tuyên truyền với các nhà phát minh về tầm quan trọng của bằng sáng chế, cùng với đó là tạo ưu tiên duyệt đơn sáng chế cho người tham gia, tương tự như trong pháp luật của Thái Lan. Ngoài ra, các phát minh trong nông nghiệp cần được khuyến khích để đáp ứng cho nhiều đặc điểm, địa hình, thời tiết, khí hậu khác nhau để việc thương mại hóa các sáng chế trở nên dễ dàng trong nước cũng như thế giới, tập trung, khuyến khích vào những phát minh ứng dụng vào sản xuất những sản phẩm chủ lực của nước ta như gạo, hạt tiêu, cà phê,…

Đối với những cá nhân có phát minh sáng chế, cần có những lưu ý sau: trước khi đăng ký sáng chế, người nộp đơn cần phải chú ý đến việc bảo mật thông tin, không được bộc lộ trước công chúng để dẫn đến việc mất đi tính mới và không được công nhận.

Cá nhân, tổ chức khi có phát minh, sáng chế cần hiểu rõ, nắm rõ được tính mới trong phát minh của mình, từ đó có thể mở rộng phạm vi bảo hộ bằng cách: thay vì bảo hộ cho một sản phẩm mới thì sẽ bảo hộ cho một tính năng mới có trong sản phẩm đó.

Chủ động theo dõi các tin tức về các sản phẩm, phát minh tương tự trên thị trường kể cả khi đã có bằng sáng chế, do nhà nước không có trách nhiệm can thiệp vào những hành vi làm nhái, làm giả mà chính chủ sở hữu mới thực hiện việc này.

Thông qua việc nghiên cứu về thực trạng áp dụng sáng chế trong ngành nông nghiệp nước ta, một số khuyến nghị sau được đưa ra nhằm cải thiện trong những năm sắp tới:

Với các sáng chế, phát minh của người nông dân, việc thực hiện liên kết giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước là vô cùng cần thiết. Trong việc áp dụng bằng sáng chế, cần thực hiện triệt để mối liên kết này để cải tiến chất lượng sáng chế đáp ứng đủ tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp, đồng thời phát huy hiệu quả những lợi ích của bằng sáng chế đem lại.

Với những phát minh bị từ chối cấp bằng sáng chế do chưa đảm bảo tính mới, tính sáng tạo hay yêu cầu về an toàn cho sản xuất, cần hỗ trợ người nông dân bằng việc cử những nhà khoa học, những người có chuyên môn đến để trợ giúp, hỗ trợ người dân, đồng thời có các chính sách hỗ trợ và cho phép nhà khoa học là đồng tác giả của sáng chế.

Hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận với các thông tin, chẳng hạn xây dựng các trung tâm hỗ trợ kiến thức về kỹ thuật và luật pháp cho người nông dân gần địa bàn dân cư, các đường dây nóng để tư vấn, trợ giúp. Hỗ trợ người dân trong việc nộp đơn và các thủ tục hành chính xin cấp bằng sáng chế. Ngoài ra, cần có những đơn vị, tổ chức đứng ra làm cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp để các phát minh được thương mại hóa một cách nhanh chóng nhất.

Có sự phối hợp giữa cục SHTT và các bộ, ban ngành có liên quan, ví dụ: bộ Tài chính, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Kế hoạch và Đầu tư,… giúp người nông dân có thể tiến hành thương mại hóa các phát minh, sáng chế một cách dễ dàng nhất. Chẳng hạn: giảm bớt thủ tục hành chính cho nông dân vay vốn sản xuất khi có bằng sáng chế, hỗ trợ máy móc, nguyên vật liệu cho việc sản xuất hàng loạt,…

Có cơ chế bảo hộ riêng trong thời gian chờ đợi thẩm định cấp bằng của nhà phát minh, chẳng hạn như việc áp dụng mức phạt đối với những hành vi làm nhái, làm giả trong thời gian thẩm định đơn, tránh để việc can thiệp trở nên chậm trễ.

Tìm kiếm thị trường cho các phát minh, sáng chế thông qua các hội chợ, triển lãm khoa học nhằm kết nối doanh nghiệp với nhà sáng chế không chuyên, giới thiệu sản phẩm ra thị trường trong nước cũng như thế giới.

Có sự kết hợp giữa các trường đại học trong những lĩnh vực liên quan với những ý tưởng phát minh, sáng chế của nông dân. Thực tế cho thấy, nông dân thường thiếu kiến thức lý thuyết, còn các trường đại học thì thiếu điều kiện để thực hành. Việc hai bên kết hợp lại với nhau sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho xã hội.

Từ phía những nhà sáng chế không chuyên, cần phải chủ động tìm hiểu về pháp luật sở hữu trí tuệ, các kiến thức kỹ thuật liên quan khi có phát minh mới. Đồng thời phải chủ động liên lạc với các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để được cấp bằng độc quyền sáng chế và hưởng lợi ích kinh tế từ công sức của mình.

KẾT LUẬN

Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay ngày càng có nhiều sáng chế từ nông dân. Xuất phát từ mong muốn nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian và sức lực, nông dân Việt Nam đã mày mò ra những phát minh phục sản xuất, chế biến, bảo quản,… Điều này đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất cho hoạt động sáng chế của người nông dân là sản phẩm bị làm nhái một cách nhanh chóng trong khi thủ tục đăng ký cấp bằng sáng chế tại nước nhà lại không hiệu quả.

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đã quyết định lựa chọn Nhật Bản và Thái Lan để học hỏi quy trình và thủ cấp bằng sáng chế. Từ đó rút ra những kinh nghiệm quy báu có thể áp dụng cho ngành nông nghiệp tại Việt Nam.

Vì sự giới hạn về thời gian và năng lực, tiểu luận của nhóm không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ Giảng viên Lữ Thị Thu Trang và các bạn!

Một phần của tài liệu Ứng dụng sáng chế trong phát triển nông nghiệp kinh nghiệm của nhật bản, thái lan và bài học cho việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w