Tính đến năm 2006, Thái Lan chưa ký kết bất kỳ một hội nghị quốc tế nào về việc hỗ trợ bảo vệ bằng sáng chế, mặc dù các hiệp định song phương với các quốc gia khác thì đã tồn tại. Hệ thống bằng sáng chế của Thái Lan về cơ bản gồm hai loại: “sáng chế” và “giải pháp hữu ích”.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Thái Lan không cho phép bảo hộ giống động, thực vật với tư cách là bằng sáng chế. Ngoài ra, trước năm 2004, sự bảo hộ của Thái Lan còn rộng hơn khi kể cả các giống động, thực vật được con người tạo ra mà không có sẵn trong tự nhiên cũng không được bảo hộ bằng sáng chế. Điều này đã hạn chế ngành công nghệ vi sinh trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, kể từ năm 2004, với mong muốn đẩy mạnh ngành công nghiệp vi sinh, Thái Lan đã có những sửa đổi chính sách phù hợp. Theo báo cáo của viện Sở hữu trí tuệ Thế giới (IIPI), Thái Lan đã cho phép những mẫu sinh vật không phải sẵn có trong tự nhiên sẽ được cấp bằng sáng chế. Hơn thế nữa, Thái Lan còn chủ động cung cấp thông tin về bằng độc quyền sáng chế tới các trường học và các trung tâm nghiên cứu, thành lập các phòng chuyển giao công nghệ để phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. Ngoài ra, Thái Lan tăng cường các chương trình giáo dục về sở hữu trí tuệ, và khuyến khích sự phát triển của đội ngũ luật sư về pháp luật sở hữu trí tuệ. Cuối cùng, Thái Lan tăng cường các biện pháp liên quan đến thực thi luật sở hữu trí tuệ, bao gồm việc tập trung huấn luyện những thẩm phán Thái Lan chuyên về điều chỉnh các vụ tranh chế về bằng sáng chế và bí mật kinh doanh, rộng ra là giải quyết những tranh chấp khác về luật sở hữu trí tuệ. Thái Lan cũng đã trở thành thành viên của công ước Paris vào năm 2008, đồng thời là thành viên của Hiệp ước sáng chế PCT vào năm 2009, thể hiện sự nhận thức lớn lao của chính phủ nước
này đối với việc bảo vệ các phát minh, sáng chế cũng như chú trọng việc phát triển khoa học, công nghệ trong nước.
Đồng thời, để đảm bảo thông tin sáng chế thỏa mãn tính mới, pháp luật Thái Lan cũng nêu rõ cũng yêu cầu cụ thể để tránh việc tiết lộ thông tin. Cụ thể, pháp luật Thái Lan quy định: trước khi công bố đơn, tất cả những người mà biết rằng việc nộp đơn đã được
đệ lên phải tránh tiết lộ bất kỳ thông tin chứa trong bản mô tả chi tiết của sáng chế hoặc có hành bất kỳ hành động nào có khả năng gây thiệt hại cho người nộp đơn, trừ khi việc này được ủy quyền bằng văn bản bởi người nộp đơn. Đặc biệt, để tránh tình trạng một cá
nhân hoặc tổ chức sau khi các phát minh bị công khai khi trưng bày sản phẩm của mình tại các cuộc triển lãm, dẫn đến không đủ điều kiện để cấp bằng sáng chế thì pháp luật cũng quy định rằng, nếu người phát minh đó nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế cho phát minh của mình trong thời hạn 12 tháng sau ngày khai mạc triễn lãm thì sẽ được coi ngày nộp đơn là ngày khai mạc triển lãm đó, với điều kiện là triển lãm được tài trợ hoặc ủy quyền bởi một tổ chức chính phủ Thái Lan. Việc này sẽ làm thời gian nộp đơn của anh ta được thực hiện sớm hơn và được ưu tiên hơn trong quá trình xét duyệt hồ sơ.
Mặc dù việc bảo hộ sáng chế được diễn ra khá triệt để với những phát minh trong nước, thì với những sáng chế nước ngoài, luật pháp Thái Lan cũng tạo khó dễ cho các nhà phát minh nước ngoài khi yêu cầu mọi tài liệu để được cấp bằng sáng chế cần được phải dịch sang tiếng Thái, sau 90 ngày nếu không làm đúng quy định thì coi như là nhà sáng chế đã hủy đơn xin cấp bằng.