TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TỚI NAY
3.2.1 Tổng quan mô hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế từ lâu đã giành được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo Adam Smith, ông cho rằng chính lao động được sử dụng trong những công việc có ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội. Quan điểm của K.Marx (1818-1883) về tăng trưởng kinh tế cho rằng đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật là những yếu tố cơ bản của quá trình tái sản xuất. Ông
đặc biệt nhấn mạnh vai trò của lao động trong việc tạo nên giá trị thặng dư, và khẳng định chính sách kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng
trưởng. Ngoài ra, mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng. Mô hình này cho biết tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng Tân cổ điển không giải thích được đầy đủ những thực tế tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở những nước đang phát triển, từ đó đặt ra sự cần thiết phát triển hơn nữa các mô hình tăng trưởng dựa trên khuôn khổ lý thuyết của mô hình Tân cổ điển nhằm làm rõ cơ chế nội sinh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.. Mô hình Tăng trưởng nội sinh ra đời khẳng định ngoài vai trò quan trọng của vốn (K) và lao động (L) đối với tăng trưởng kinh tế, kiến thức và vốn con người là kênh quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Biến đổi cơ cấu tuổi dân số tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua ba kênh chính, đó là lực lượng lao động, tiết kiệm và vốn con người. Có thể nói, trong bốn yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế thì nhóm các yếu tố liên quan đến con người (nguồn nhân lực) có vai trò quyết định. Những yếu tố thể hiện nguồn lực này là khả năng cung lao động với quy mô và chất lượng lao động, cách thức phân công lao động trong hoạt động kinh tế - hay là cơ cấu cầu lao động là những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế.
Như vậy, qua phân tích phía trên, nhóm chúng em nhận thấy để nghiên cứu tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số tới tăng trưởng kinh tế thì ngoài biến đại diện cho cơ cấu tuổi dân số thì cần thêm các biến đại diện cho quy mô dân số và vốn để đảm bảo lý do về mặt kỹ thuật cho mô hình.