1999 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ trọng dân số dưới

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triển tác động của biến đổi cơ cấu dân số tuổi tới tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2011 đến nay (Trang 28 - 32)

Tỷ trọng dân số dưới 15 39,2 33,1 24,5 24,7 24,0 23,9 24,2 23,5 tuổi Tỷ trọng dân số từ 15-64 56,1 61,1 69,1 68,5 69,0 69,0 68,5 69,4 tuổi Tỷ trọng dân số từ 60 7,1 8,0 8,7 9,4 9,9 10,2 10,5 10,2 tuổi trở lên Tỷ trọng dân số từ 65 4,7 5,8 6,4 6,8 7,0 7,1 7,2 7,1 tuổi trở lên Chỉ số già hoá 18,2 24,3 35,5 37,9 41,1 42,7 43,5 43,3

Bảng 2.1: Tỷ trọng dân số theo độ tuổi ở Việt Nam qua các năm

(Nguồn: Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình) Cơ cấu dân số theo tuổi là sự

phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay nhóm tuổi. Từ bảng trên có thể thấy có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta trước và sau thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi năm 2009 so với 1999 đã giảm 8,6% còn 24,5% (dưới 30%). Tỉ lệ này tuy có biến động nhưng vẫn được duy trì ở mức dưới 30% từ 2009 đến 2014 (23,5%). Ngược lại nhóm tuổi lao động (15-64 tuổi) và ngoài lao động (từ 65 tuổi trở lên) đều có sự gia tăng. Trong đó, nhóm 15-64 tuổi tăng 8% trong 10 năm, nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng lên 6.4% vào 2009 (dưới 15%). Quy mô dân số độ tuổi lao động tăng thêm 16,1 triệu, từ 46,7 triệu vào năm 1999 lên đến 62,8 triệu năm 2014 đã tạo ra một lực lượng lao động tiềm năng để phát triển kinh tế đất nước.

b Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam thời gian tới

Hình 2.7: Tháp dân số Việt Nam- Hiện tại và dự báo

(Nguồn: United Nation 2014)

Năm 2014 Năm 2019 Năm 2049

Tổng số dân 90.5 94.6 108.5

Dưới 15 tuổi (%) 23.4 22.7 17.8

15 – 64 tuổi (%) 69.4 66.3 64.0

65 tuổi trở lên 7.1 11.0 18.1

Bảng 2.2: Dự báo biến động dân số Việt Nam theo cơ cấu tuổi 2014 – 2049

(Nguồn: United Nation 2014)

Theo dự báo, dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam sẽ giảm dần từ 69,4% (2014) xuống chỉ còn 64,0% vào 2049. Cùng trong khoảng thời gian đó, tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 23,4% (2014) xuống 17,8% (2049), ngược lại tỷ lệ dân số cao tuổi sẽ bắt đầu tăng mạnh từ 2019 và đạt mức 18,1% dân số vào 2049.

c Thách thức cơ cấu tuổi dân số với phát triển kinh tế

• Áp lực giải quyết việc làm cho người lao động:

Với dân số ước tính khoảng 94 triệu người vào năm 2018; trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,61 triệu người, chiếm 59,5%, ViêṭNam vẫn đang trong thời kỳdân sốvàng với nguồn cung lao đôngc̣ dồi dào vàổn đinḥ.

Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu quốc gia đó có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.

Hình 2.8: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động phân chia theo nhóm tuổi năm 2015

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2015)

Nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp rơi vào nhóm dân số có độ tuổi từ 15-24 tuổi. Nhóm tuổi này cao gấp gần 4 lần so với dân số ở nhóm tuoir từ 25-49, con số này còn lên đến 49 đối với dân số trong nhóm tuổi ngoài 50.

Quý Quý Quý Quý Quý

I/2015 I/2016 I/2017 I/2018 I/2019

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở

53643,9 54404,9 54505,1 55099,3 55431,1 lên (nghìn người)

LĐ từ 15 tuổi trở lên đang làm

52427,0 53288,8 53363,5 53992,8 54322,0 việc (nghìn người

Tỷ lệ thất nghiệp của các lực

2,43 2,25 2,3 2,2 2,17

lượng lao động trong độ tuổi (%) Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng

2,43 1,76 1,82 1,52 1,21

lao động trong độ tuổi (%)

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động việc làm quý I năm 2015 và 2019

Qua bảng số liệu trên ta thấy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và lực lượng lao dộng từ 15 tuổi trở lên đang có xu hướng tăng qua các năm, về cơ bản chênh lệch giữa

lực lượng lao động trong độ tuổi ao động đang làm việc và đang trong độ tuổi lao động là không quá lớn. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong nhóm tuổi này có xu hướng giảm.Có lẽ đây là một tín hiệu đang mừng cho tăng trường nền kinh tế.

• Phải đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, trình độ của nhà tuyển dụng:

Thực trạng ở Việt Nam cho thấy lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, số lao động trên 15 tuổi chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật lên tới 80,1%. Tỷ lệ lao động đại học, cao đẳng lần lượt chỉ là 8,5% và 2,5%. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ các cử nhân đại học cũng lâm vào tình trạng thất nghiệp hoặc làm những công việc không đòi hỏi chuyên môn cao như một lựa chọn tạm thời.

Chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật 80,1%

Dạy nghề 5,0%

Trung cấp chuyên nghiệp 3,9%

Cao đẳng 2,5%

Đại học trở lên 8,5%

Bảng 2.4: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (Nguồn: Tổng cục thống kê 2015)

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý I năm 2019 ước tính là 6,9 triệu đồng/tháng, tăng gần 967 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,05 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập của nam là 7,3 triệu đồng/tháng, nữ là 6,5 triệu đồng/tháng, lao động thành thị là 8,2 triệu đồng/tháng, lao động nông thôn là 6,0 triệu đồng/tháng.

Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của những người có trình độ trên đại học trở lên là gần 13,5 triệu đồng/tháng; những người chưa học xong tiểu học là 5,1 triệu đồng/tháng; những người chưa từng đi học là 4,3 triệu/tháng.

Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của những người có thâm niên công tác từ 3 năm trở lên là 7,4 triệu đồng/tháng; từ 1 đến dưới 3 năm là 6,2 triệu đồng/tháng; những người mới làm việc chưa được 1 tháng là 3,3 triệu

Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của những người có thâm niên công tác từ 3 năm trở lên là 7,4 triệu đồng/tháng; từ 1 đến dưới 3 năm là 6,2 triệu đồng/tháng; những người mới làm việc chưa được 1 tháng là 3,3 triệu đồng/tháng.

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triển tác động của biến đổi cơ cấu dân số tuổi tới tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2011 đến nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w