Cơ cấu sản phẩm TMDVQT đang có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ, giảm tỷ trọng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 34 - 39)

III Xu hướng phát triển của TMDV quốc tế

3Cơ cấu sản phẩm TMDVQT đang có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ, giảm tỷ trọng

trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ, giảm tỷ trọng của dịch vụ du lịch và vận tải

Trong bối cảnh thời đại gắn liền với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cơ cấu sản phẩm thương mại dịch vụ quốc tế đang có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng

của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ, giảm tỷ trọng của dịch vụ du lịch và vận tải truyền thống.

Ngành dịch vụ hiện nay phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công nghệ thông tin. Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ đã giúp cho nhiều loại dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều. Ví dụ, thông qua Internet, các công ty du lịch có thể cung cấp thông tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay; các nhà phân phối có thể chuyển từ hình thức bán hàng cổ điển sang thương mại điện tử; các nhà cung cấp dịch vụ giải trí có thể truyền tải phim ảnh và âm nhạc đến người nghe; và các ngân hàng có thể tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ đô la chỉ trong vòng một vài giây đồng hồ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các trang web kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo, nhạc-phim online, thương mại điện tử (e-commerce) và ngân hàng điện tử (e-banking), tạo điều kiện cho những ngành dịch vụ này phát triển vượt bậc. Các ngành thương mại dịch vụ quốc tế phát triển mạnh gần đây và tiếp tục có xu hướng tăng dần về tỷ trọng là: Thứ nhất, xét về ngành dịch vụ tài chính-ngân hàng trong dài hạn, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) bao gồm cả các ngân hàng điện tử (virtual banks) có tiềm năng phát triển rất lớn. Một mặt, nhờ công nghệ hiện đại, các ngân hàng có thể đa dạng hoá các loại dịch vụ và tạo ra nhiều dịch vụ ngân hàng mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Mặt khác, công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực phân tích và xử lý thông tin như hệ thống chấm điểm tín dụng tự động sẽ giúp các ngân hàng quản lý khách hàng tốt hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Công nghệ thông tin ngày nay đang giúp giảm bớt sự bất đối xứng về thông tin giữa khách hàng và ngân hàng. Phát triển ngân hàng số là một trong những xu hướng chủ đạo giúp tổ chức tín dụng thích ứng, phát triển bền vững trong bối cảnh cách

mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), cũng như tạo nên sự phát triển đột phá trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng. Ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết, công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - NH. Đặc biệt, CMCN 4.0 đang khiến các ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, công nghệ sổ cái phân tán, điện toán đám mây… và sự tham gia sâu rộng của các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech).

Thứ hai, dịch vụ thanh toán trực tuyến hiện nay đang dần lên ngôi, chiếc điện thoại thông minh đã trở thành vật không thể thiếu với mỗi người trong xã hội hiện đại bởi tính nhanh nhạy và tiện dụng. Nhận thấy hành vi này, nhiều dịch vụ thanh toán trực tuyến đã liên tục ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo thống kê của Pew Research Centre (Mỹ), Việt Nam đứng thứ 25 trên toàn cầu về số người sử dụng smartphone. Trong đó, 53% người mua hàng thực hiện giao dịch online thông qua nền tảng trên điện thoại di động (theo Mobile App Market Report, 2018). Vì vậy, xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động là điều tất yếu. Theo đó, giải pháp thanh toán di động (mobile payments) sẽ trở thành sân chơi tiềm năng. Tiền mặt không còn là mục tiêu của những tên tuổi lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nhắm đến thị trường thương mại điện tử mới nổi, 2 cái tên nổi bật như Alipay và Apple đã có nhiều cuộc thôn tính để phát triển hình thức thanh toán di động. Bên cạnh đó, các "ông lớn" công nghệ tại Việt Nam cũng không thể bỏ lỡ cơ hội trong xu hướng mới nổi này. Vì vậy, giải pháp thanh toán di động – mobile payment được dự đoán sẽ thống trị thị trường trong những năm tới.

Thứ ba, dịch vụ thương mại điện tử - mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội phát triển mạnh mẽ năm 2017-2018. Sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Zalo,

Instagram,… đã kéo theo sự phát triển của hình thức thương mại điện tử tương tác. Năm 2018, giao dịch thông qua mạng xã hội tạo nên bước ngoặt mới trong hành vi mua sắm trực tuyến. Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa người bán và người mua. Theo đó, xu hướng này khuyến khích sự trao đổi, chia sẻ giữa những người dùng khi trải nghiệm giao dịch mua bán trên mạng xã hội. Không thể phủ nhận tính "bao phủ" rộng khắp của mạng xã hội đã đóng góp tích cực cho lĩnh vực quảng cáo thương mại với độ nhanh nhạy, kịp thời và những thiết kế phù hợp để quảng bá, truyền đạt thông tin sản phẩm.

Thứ tư, với bối cảnh khoa học – công nghệ đóng vai trò quan trọng và có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, giáo dục cũng đang bắt đầu có những bước chuyển mình trong công cuộc “cách mạng” về đào tạo. Xu hướng giáo dục trực tuyến ngày càng phát triển và những thay đổi trong hệ thống quản lý cũng như phương pháp giảng dạy là điều tất yếu để đáp ứng với sự thay đổi toàn cầu. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ E-learning trong hệ thống giáo dục chung trên cả nước và trong những năm gần đây với đối tượng học sinh phổ thông, điển hình là các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã ứng dụng đào tạo trực tuyến vào chương trình học. Trên thế giới, đầu tư cho hệ thống giáo dục và học tập thông minh đang nở rộ, ước tính tới hơn 445 tỷ USD vào năm 2020. Và ở thị trường châu Á, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng ứng dụng E-learning cao hàng đầu trong khu vực bên cạnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ (với tốc độ tăng trưởng 40% /năm theo báo cáo của Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến Docebo), đồng thời có hơn 100 đơn vị đang khai thác thị trường giáo dục trực tuyến.

Thứ năm, logistics và chuỗi cung ứng được xem xét là nền tảng cho sự phát triển bền vững của thương mại điện tử. Thực tế đã chứng minh sự phức tạp trong quản lí

tồn kho và hoàn tất đơn hàng (fulfillment) đã khiến không ít nhà bán hàng gặp khó khăn. Dịch vụ vận tải truyền thống hiện nay khó có thể đáp ứng kịp được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, nhiều dịch vụ logistics bên thứ ba ra đời ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lí chuỗi cung ứng và hậu cần, kho vận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường dịch vụ vận chuyển, cụ thể là giao hàng nhanh phát triển chóng mặt. Ở Việt Nam, bên cạnh nhiều "lão làng" như Viettel Post, EMS,…sự xuất hiện của nhiều "tân binh" như Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, DHL,.…làm cho thị trường này càng thêm sôi nổi.

Tóm lại, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thúc đẩy toàn bộ ngành dịch vụ phát triển, đặc biệt là những ngành dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin làm nòng cốt. Trong nhóm thương mại dịch vụ quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến, mua sắm qua mạng xã hội, giáo dục trực tuyến, logistics và chuỗi cung ứng trên nền tảng thương mại điện tử,… là những ngành dịch vụ có tỷ trọng tăng nhanh nhất toàn ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pew Research Center US - https://www.pewresearch.org/ 2. Vietnam mobile app market report - First half of 2018

3. Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến Docebo - https://www.docebo.com/ 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu Hội thảo khoa học công nghệ “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy"

5. Phạm Kim Nam (2017), " Cách mạng Công nghiệp 4.0 và cơ hội của Việt Nam"

6. Tạp chí KTĐN số 100, Thương mại quốc tế toàn cầu 2005 – 2016 và triển vọng

7. List of imported services for the selected service - All services

https://trademap.org/(X(1)S(23n1c1mxfm1etlbw5zxciy55))/Service_SelService_ TS.aspx?nvpm=1%7c%7c%7c%7c%7c%7c%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c1%7 c2%7c1%7c5%7c1%7c1

8. World Bank Group, Exports of goods and services. 9. World Trade Report 2018 - WTO

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 34 - 39)