Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ có sự thay đổi quan trọng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 32 - 34)

III Xu hướng phát triển của TMDV quốc tế

2Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ có sự thay đổi quan trọng

2.1 Phương thức cung ứng truyền thống

Như đã trình bày ở phần I, theo quy định của Hiệp định chung về dịch vụ, tồn tại 04 phương thức cung ứng dịch vụ sau đây:

- Phương thức 1 - Cung ứng dịch vụ qua biên giới (Cross-border supply):

Cung ứng dịch vụ qua biên giới được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác.

Ví dụ: việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e-learning), học viên có thể ngồi tại nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển đến tận nơi người học để giảng dạy, việc cung ứng dịch vụ được thông qua internet, điện thoại… Hoặc đối với việc cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng nước ngoài của mình qua điện thoại, mail…mà không cần gặp gỡ trực tiếp.

- Phương thứ 2 - Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (Consumtion abroad):

Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài là việc cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên, cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác.

Ví dụ: khách du lịch đến một quốc gia và sử dụng dịch vụ khách sạn, lữ hành…ở tại quốc gia đó.

- Phương thức 3 - Hiện diện thương mại (Commercial presence):

Đây là phương thức cung cấp dịch vụ bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của một thành viên khác. Ví dụ về ANZ – một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam. Đây chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng thông qua hiện diện thương mại.

- Phương thức 4 - Hiện diện thể nhân (Movement of natural persons):

Đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó, dịch vụ được cung ứng với nhà cung ứng của một thành viên, thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ của một thành viên khác. Tuy nhiên, trong phương thức cung ứng này, nhà cung ứng dịch vụ chỉ là một thể nhân.

Ví dụ: việc mời các giáo viên từ các trường đại học nước ngoài về Việt Nam dạy học chính là sự cung ứng dịch vụ giáo dục qua phương thức hiện diện thể nhân.

2.2 Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ mới

Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã dẫn đến những thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung cấp và tiêu dùng dịch vụ. Phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ đang dần chuyển từ việc sử dụng nhiều sức lao động truyền thống sang việc sử dụng lao động tri thức với những phương tiện hiện đại. TMDV có xu hướng giảm việc trao đổi theo những phương thức truyền thống – đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, thay vào đó sẽ được tiến hành nhiều hơn qua mạng thông tin toàn cầu Internet. (4 phương thức cung cấp).

Những tiến bộ khiến cho cách thức thương mại dịch vụ thay đổi nhiều có thể kể đến như công nghệ chuỗi khỗi Blockchain, AI, công nghệ học máy, thương mại dịch vụ thông qua nền tảng kỹ thuật số,…

Biểu đồ 14. Tỷ trọng thương mại dịch vụ kỹ thuật số quốc tế so với tổng thương mại dịch vụ (%)

Nguồn: UNCTAD (unctadstat.unctad.org)

Việc trao đổi thương mại dịch vụ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ sự phát triển của nền tảng kỹ thuật số online. Chúng cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm nhà cung cấp từ mọi nơi trên thế giới cũng như tìm kiếm mọi loại dịch vụ cần thiết đối với người tiêu dùng. Tỷ trọng thương mại dịch vụ thông qua nền tảng kỹ thuật số đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng khi năm 2005 nó chỉ chiếm hơn 44% tổng kim ngạch thương mại dịch vụ. Nhưng đến năm 2017, con số ấy đã lên đến gần 51%. Điều này chứng tỏ sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi trong phương thức cung ứng sản phẩm dịch vụ.

Biểu đồ 15. Kim ngạch dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông thế giới (đơn vị: tỉ USD)

Nguồn: UNCTAD

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 32 - 34)