NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.1 Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu tiểu luận thị trường tài chính quốc tế NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CÔNG cụ PHÁI SINH TRONG PHÒNG vệ rủi RO TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH QUỐC tế (Trang 26 - 30)

3.1. Về phía Nhà nước

Thứ nhất, cần xây dựng chính sách vĩ mô ổn định và bền vững. Đây là một trong những điều kiện cơ bản tạo lập nền tảng vận hành ổn định và lành mạnh thị trường tài chính. Công tác điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cần có sự phối hợp hài hòa, chặt chẽ, hướng tới mục tiêu ổn định tài chính.

Thứ hai, Nhà nước cần phát triển sâu thị trường thị trường tài chính tiền tệ. Nhà nước cần tăng quy mô của thị trường chứng khoán, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết và phát hành chứng khoán huy động vốn, đồng thời phát hành nhiều loại trái phiếu chính phủ với nhiều kỳ hạn đa dạng. Việc thị trường tài chính tiền tệ phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển những thị trường mới có tổ chức như thị trường giao dịch tương lai…Từ đó, các ngân hàng có thể phát triển các nghiệp vụ phái sinh, đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện hơn những biệp pháp phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro lãi suất nói riêng.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong bối cảnh môi trường tài chính Việt Nam như lạm phát, tăng trưởng, chỉ số tiền tệ biến động nhanh, mạnh hơn ở các nền kinh tế phát triển nên độ rủi ro của các sản phẩm phái sinh rất cao, chính vì thế thị trường Việt Nam cần phát triển một cách từ tốn từng bước một. Các thành phần tham gia thị trường phải thận trọng và sân chơi này chủ yếu dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thông tin hiểu biết về sản phẩm phái sinh

3.2. Về phía Ngân hàng Thương mại và hệ thống các Trung gian Tài chính

Thứ nhất, tại các Ngân hàng Thương mại, các nghiệp vụ phái sinh hiện nay rất ít, chủyếu là mua bán kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi lãi suất với quy mô và mức độ thực hiện thấp. Do đó, các Ngân hàng Thương mại cần phải phát triển các nghiệp vụ phái sinh đa dạng và phong phú hơn nhằm thu hút doanh nghiệp từ chính những tiện ích mang lại từ các dịch vụ này.

Thứ hai, ngân hàng và các trung gian tài chính cần hỗ trợ tư vấn, tuyên truyền, quảng bá giao dịch phái sinh đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó là cải tiến chất lượng, xác định chi phí giao dịch hợp lý; minh bạch, rõ ràng trong việc thực hiện các hợp đồng phái sinh và nâng cấp hệ thống, cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ để phục vụ cho việc gia tăng cả về chất lượng và số lượng của các sản phẩm phái sinh.

Thứ ba, các tổ chức tài chính phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Chìa khóa của mọi sự thành công là yếu tố con người, các ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh.

3.2. Về phía doanh nghiệp

Thứ nhất, xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro tài chính. Bộ phận này cần phản ứng tốt với các biến động của thị trường nói chung và tỷ giá hối đoái nói chung. Doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về những rủi ro có thể gặp phải qua việc phân tích các rủi ro. Việc phân tích rủi ro được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn về giải pháp giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch kinh doanh, đồng thời tận dụng những yếu tố thuận lợi để đạt được thành công lớn hơn.cần nhận diện tốt rủi ro mà mình có thể gặp phải và xây dựng kế hoạch phòng vệ hợp lý.

Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và phát huy sự trợ giúp của chuyên gia. Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh là thực trạng thực tế đã và đang tồn tại ở các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện nay còn quá ít, hơn nữa số đơn vị cung cấp và giao dịch hiện nay nhiều. Chính vì vậy, số chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh ở Việt Nam là rất hạn chế. Các sàn giao dịch phái sinh hoạt động mờ nhạt và hầu như rất ít vai trò trong thị trường tài chính.

Có thể thấy, tình hình tài chính nội tại của doanh, diễn biến môi trường ngành và môi trường vĩ mô đều cho thấy, những dấu hiệu rõ rệt của rủi ro tài chính. Tại Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ thuận chiều giữa quản trị rủi ro và giá trị doanh nghiệp. Mặc dù các dịch vụ tài chính tại Việt Nam đã phát triển khá đa dạng nhưng nhiều nhà quản trị doanh còn xa lạ với các kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính. Không ít nhà quản trị vẫn coi rủi ro tài chính là do sự kém may mắn, hoặc

cho rằng rủi ro tài chính không trực tiếp đe dọa doanh nghiệp của mình, cho đến khi doanh nghiệp thực sự có tổn thất do rủi ro tài chính.

Với sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, sự tham gia của giới nghiên cứu, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông và hơn hết là sự chủ động học hỏi không ngừng của các nhà quản trị doanh nghiệp, năng lực quản trị rủi ro tài chính của cộng đồng doanh nhân Việt Nam sẽ từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động.

TỔNG KẾT

Như vậy, nhóm thực hiện đã hoàn thành nghiên cứu về việc sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro khi giao dịch trên thị trường quốc tế. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, hợp đồng phái sinh đang ngày càng phát huy vai trò là một công cụ phòng ngừa vô cùng hữu hiệu cho cách doanh nghiệp.

Nếu áp dụng một cách hợp lý và đúng chiến lược, doanh nghiệp không những phòng ngừa được rủi ro mà còn mang lại lớn nhuận. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về những sản phẩm phái sinh này, doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất vô cùng lớn, và thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp thất bại trên lĩnh vực này.

Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán phái sinh các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính toàn cầu. Năm 2017, Việt Nam chính thức mở cửa sàn giao dịch phái sinh đầu tiên. Việc ra đời các sản phẩm chứng khoán phái sinh sẽ tạo luồng gió mới cho thị trường, thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài cần có công cụ quản trị rủi ro cho các danh mục đầu tư với quy mô lớn tại Việt Nam.

Trước xu thế hội nhập toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, nhóm đã đề xuất giải pháp thúc đẩy sử dụng công cụ phái sinh trong phòng vệ rủi ro khi giao dịch trên thị trường tài chính quốc tế. Vì thời gian và lượng kiến thức có hạn, những giải pháp này có thể còn nhiều hạn chế và bất cập. Kính mong quý thầy cô và các nhóm sinh viên khác quan tâm đến đề tài này và có những ý kiến đóng góp, sửa đổi.

Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận thị trường tài chính quốc tế NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CÔNG cụ PHÁI SINH TRONG PHÒNG vệ rủi RO TRÊN THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH QUỐC tế (Trang 26 - 30)