II. Xu hướng phát triển của Thương mai dịch vụ quốc tế
3. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường đang có sự thay đổi theo hướng gia tăng nhanh chóng tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ,
nhanh chóng tỷ trọng của các ngành sử dụng nhiều hàm lượng công nghệ, giảm tỷ trọng của dịch vụ du lịch và vận tải.
Bảng 3.1 : Tỷ trọng theo phân ngành dịch vụ trên tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ
toàn thế giới năm 1995-2018( Đơn vị : % )
Loại hình 1995 2000 2005 2010 2015 2018
Dich vụ vận tải 23.6 21.4 22.0 21.3 17.8 17.3
Dịch vụ du lịch 34.2 29.9 26.6 24.5 24.3 23.8
Dịch vụ khác 42.2 48.7 51.5 54.2 57.9 58.9
Nhận xét:
Từ năm 1995 tới nay cơ cấu xuất khẩu dịch vụ có xu hướng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ vận tải, tăng tỷ trọng xuất khẩu các dịch vụ khác. Tốc độ này tuy không lớn tuy nhiên có tác động lớn toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành dịch vụ nói riêng. Cụ thể: Năm 1995, ngành dịch vụ vận tải và dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lần lượt là 23,6% và 34,2% thì đến năm 2018 con số này giảm xuống còn 17,3% và 23,8%. Có thể nói rằng các dịch vụ khác ( đặc biệt là nhóm dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính ) có vai trò ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.
1995 2000 2000 2005 2010 2015 2018 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0 23.6 21.4 22.0 21.3 17.8 17.3 34.2 29.9 26.6 24.5 24.3 23.8 42.2 48.7 51.5 54.2 57.9 58.9
C Ơ C ẤU XUẤT KHẨU DỊC H VỤ T HEO NGÀ NH T RÊN T HẾ GIỚ I 1 9 9 5 - 2 0 1 8 T HẾ GIỚ I 1 9 9 5 - 2 0 1 8
Dịch vụ khác Dịch vụ du lịch NămDich vụ vận tải
%
Hình 3.1: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ theo phân ngành trên thế giới năm 1995-2018
Nguồn: https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators#
Nguyên nhân:
Bên cạnh sự phát triển của dịch vụ du lịch và dịch vụ vạn tải, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin những năm trở lại đây, các loại hình dịch vụ viễn thông và thông tin máy tính cũng càng ngày phát triển vượt trội về kể cả số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu được xem xét trong các vấn đề sau:
1. Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin.
Thời đại công nghệ đang dần “lên ngôi”, và nó bao phủ khắp mọi lĩnh vực. Chúng ta không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và
việc nó đã “giúp sức” cho chúng ta hoàn thành một lượng lớn công việc mỗi ngày, từ những việc đơn giản cho đến phức tạp. Mỗi ngày, chúng ta đều được trải nghiệm những tiện ích mới mẻ mà những chiếc “máy tính nhỏ bé” đã mang đến cho nhân loại. Đây cũng là lý do vì sao các việc làm IT, công nghệ thông tin không bao giờ có dấu hiệu “giảm nhiệt”, mà ngược lại ngày càng có nhiều người có nhu cầu tìm việc làm trong lĩnh vực này. Bất kỳ một công việc nào cũng yêu cầu bạn có thể làm việc hiệu quả với một chiếc máy tính, đặc biệt là ở những vị trí càng cao, bạn lại càng phải “dày dặn kinh nghiệm” hơn nữa.
Những thay đổi trong công nghệ đã dẫn đến những thay đổi lớn trong cấu trúc xã hội, và cả cách thức mà một cá nhân có thể đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc, sự “nhúng tay” của con người vào công việc sẽ ngày một ít đi. Mỗi ngày trôi qua là sự xuất hiện của những phát minh hoàn toàn mới, và phần lớn mục đích chính là giúp giảm thiểu sức lao động của con người trong các ngành công nghiệp lớn. Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rộng lớn, và chuỗi công việc liên quan đến nó cũng rất đa dạng. Cho dù các công việc đang dần được thay thế bởi máy tính/máy móc, nhưng chúng vẫn chịu sự kiểm soát của con người để các hoạt động có thể diễn ra một cách nhịp nhàng, hiệu quả. Đó là lý do vì sao, sự lựa chọn trong việc phát triển sự nghiệp của bạn đối với các việc làm IT là không bao giờ “lỗi thời”, chắc chắn là vậy.
2. Xu hướng tiêu dùng thông qua điện tử, internet ngày càng phổ biến.
Nếu như cách đây mười đến hai mươi năm, người ta không biết nhiều tới khái niệm internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội,..thì ngày nay đó đều là những thuật ngữ cơ bản và là những nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân trong thế giới hiện đại.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với tên gọi cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo (VR), điện toán đám mây, dữ liệu lớn... để chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế số, thương mại điện tử
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) được xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di động, bởi các cảm biến
nhỏ và mạnh mẽ hơn với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo và học máy (machine learning). Các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn và vì vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Cùng với xu hướng CMCN 4.0, kinh tế số là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển. Thị trường TMĐT vì thế cũng được mở rộng, mô hình TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói riêng.
Cho dù là người tiêu dùng hay doanh nghiệp, thì khách hàng đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế số, tất cả đều nhằm làm thế nào cải thiện cách thức phục vụ khách hàng, trong đó chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng. Hơn nữa, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều có thể được tăng cường với công nghệ số hoá để làm tăng giá trị của chúng. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra dựa trên phân tích và tổng hợp dữ liệu về nhu cầu người tiêu dùng đòi hỏi phải có sự đồng bộ liên kết và trao đổi dữ liệu. Sự xuất hiện của các nền tảng toàn cầu, trong một thế giới phẳng và các mô hình kinh doanh mới sẽ dẫn tới hình thức tổ chức và văn hoá phát triển của các doanh nghiệp cũng sẽ phải được xem xét lại.
3. Ngoài những nguyên nhân chính kể trên cũng còn phải kể tới một số yếu tố khác như: Sự hỗ trợ của chính phủ và nguồn đầu tư FDI ngày càng lớn vào các ngành nghề mới có xu hướng phát triển.
Chính sách chính phủ ngày nay thay đổi để thích ứng với những thay đổi trong xã hội và cạnh tranh kinh tế. Đầu tiên, các chính phủ không những khuyến khích những ngành dịch vụ mũi nhọn phát triển làm động lực cho nền kinh tế mà còn quan tâm đến việc cung ứng tốt hơn các loại hình dịch vụ xã hội như môi trường, y tế và an sinh xã hội cho người dân. Tiếp đến, dưới sức ép của cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, các chính phủ sẽ phải mở cửa ngành dịch vụ trong nước. Sau nhiều năm đàm phán, năm 1995 Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) đã được ký kết và trở thành một trong những hiệp định quan trọng nhất của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO). Phát triển và tự do hóa ngành dịch vụ nói chung, phát triển và tự do hóa thương mại dịch vụ nói riêng đang trở thành chính sách ưu tiên của các nước.
Xu hướng FDI vào ngành dịch vụ tăng nhanh xuất hiện từ những năm 1990 do các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường thiết lập sự “hiện diện thương mại” tại các thị trường nước ngoài. Hiện diện thương mại là phương thức cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện của các nhà cung cấp của một nước ở trong lãnh thổ của nước khác (OECD, 2000: 25) và điều này thường đòi hỏi phải đầu tư vào một hoạt động dịch vụ nào đó. Theo một báo cáo của OECD (2000: 25, 26), FDI vào ngành dịch vụ ở các nước OECD tập trung vào các ngành như bán lẻ, ngân hàng, dịch vụ kinh doanh, viễn thông, khách sạn và nhà hàng là những ngành cần có sự hiện thương mại để tiến hành hoạt động kinh doanh