Tốc độ tăng trưởng TMDV và TM hàng hóa toàn cầu

Một phần của tài liệu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 29 - 31)

III. Kim ngạch thương mại dịch vụ tăng trưởng nhanh

Tốc độ tăng trưởng TMDV và TM hàng hóa toàn cầu

Xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu dịch vụ

Tốc độ tăng trưở ng (%)

Biểu đồ 13: Tốc độ tăng trưởng TMDV và TMHH toàn cầu

Nguồn: https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD? end=2017&start=2005

https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD

Thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định hơn trong khi

thương mại hàng hóa tăng trưởng chậm và bất ổn định do phải hứng chịu các cú sốc tài chính và kinh tế. Điều này làm cho giá trị và tỷ trọng của thương mại dịch vụ quốc tế có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị thương mại toàn cầu. Thương mại dịch vụ quốc tế tăng trưởng bình quân hơn 10% trong khi mức tăng trưởng bình quân của thương mại hàng hóa cùng thời kỳ là gần 4%. Năm 1980, giá trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu đạt gần 400 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu thế giới; năm 2010 đạt 3.921 tỷ USD, chiếm tới gần 19% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu.

Sở dĩ, tỷ trọng thương mại dịch vụ có xu hướng gia tăng trong cơ cấu thương mại quốc tế do những lý do sau:

 Những năm giữa của thế kỷ XX đổ về trước, do những quan điểm về quản

vụ ít có cơ hội phát triển. Từ những năm 70, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh, các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ có hàm lượng tri thức cao ngày càng đóng vai trò quan trọng, là động lực cho sự phát triển quốc gia.

 Sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực thông tin viễn

thông tạo tiền đề cho việc hình thành và mở rộng việc trao đổi dịch vụ giữa các nước.

 Một yếu tố khác góp phần quan trọng trong sự phát triển của thương mại

dịch vụ quốc tế là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia và các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế đã có những thay đổi trong quan điểm, chính sách quản lý và phát triển lĩnh vực dịch vụ của mình. Những điều chỉnh theo hướng mở cửa nền kinh tế tạo điều kiện cho việc tiêu dùng và tăng cơ hội cung ứng dịch vụ giữa các nước.

 Mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng

dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân như du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, học tập,… gia tăng nhanh chóng.

IV.Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ trên thị trường dịch vụ quốc tế đang có sự thay đổi

Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã dẫn đến những sự thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ so với cách trao đổi truyền thống. Trong những năm qua, phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ trên thế giới đang dần chuyển từ việc sử dụng nhiều sức lao động sang sử dụng lao động có trí thức cao với những phương tiện hiện đại, do vậy thương mại dịch vụ quốc tế có xu hướng giảm việc trao đổi theo phương thức truyền thống- đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, thay vào đó sẽ được tiến hành nhiều hơn qua mạng toàn cầu Internet. Nhờ có Internet, thương mại dịch vụ đang

có sự phát triển mạnh mẽ, khoảng cách địa lý và những rào cản thương mại giữa người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ ở các nước khác nhau ngày càng được giảm thiểu, việc cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ngày càng dễ dàng với chi phí rẻ hơn.

Với dịch vụ du lịch, hiện nay mạng Internet đã làm thay đổi cách thức mua sắm các dịch vụ du lịch. E- tourism là một xu hướng mới trong ngành dịch vụ du lịch có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. E tourism là việc sử dụng công nghệ số trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong du lịch từ lữ hành, phục vụ ăn uống, khách sạn,... Khách hàng có thể an tâm đi du lịch mà không cần quan tâm đến việc phải đi tìm chỗ ăn, nghỉ hay các địa điểm vui chơi.

Một phần của tài liệu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 29 - 31)