Thương mại dịch vụ quốc tế tập trung ở các nước phát triển, nhưng thị phần của các nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh

Một phần của tài liệu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 26 - 28)

Ở các nước phát triển, tầm quan trọng của thương mại dịch vụ đã sớm được thừa nhận và tập trung phát triển. Việc thương mại hóa các sản phẩm dịch vụ, cũng như nhanh chóng xây dựng chính sách và khuôn khổ pháp lý phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại, đã tạo cơ hội thúc đẩy thương mại dịch vụ quốc tế ở các nước phát triển tăng trưởng mạnh mẽ.

Bảng 5: Các nước xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ dẫn đầu thế giới năm 2017 Đơn vị tính: Giá trị( tỷ USD); Thị phần (%)

Xuất khẩu Nhập khẩu

Vị trí

Tên nước Giá

trị

Thị phần

Vị trí

Tên nước Giá trị Thị phần 1 Mỹ 762 14.4 1 Mỹ 516 10.2 2 Anh 347 6.6 2 Trung Quốc 464 9.1 3 Đức 300 5.7 3 Đức 322 6.3 4 Pháp 248 4.7 4 Pháp 240 4.7 5 Trung Quốc 226 4.3 5 Hà Lan 211 4.2 6 Hà Lan 216 4.1 6 Anh 210 4.1 7 Ireland 186 3.5 7 Ireland 199 3.9 8 Ấn Độ 183 3.5 8 Nhật Bản 189 3.7 9 Nhật Bản 180 3.4 9 Singapor e 171 3.4 10 Singapore 164 3.1 10 Ấn Độ 153 3.0 Cộng 2812 53.3 2675 52.6

Năm 2017, mười nước có kim ngạch thương mại dịch vụ lớn nhất chiếm 52,6% tổng kim ngạch dịch vụ toàn cầu, trong đó chủ yếu là các nước phát triển.

Xu hướng nổi bật trên thị trường thương mại dịch vụ quốc tế những năm gần đây là kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của các nước đang phát triển có sự gia tăng nhanh chóng, từng bước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế. Năm 2005, các nước đang phát triển chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới, năm 2015, tỷ trọng này tăng lên 32%. Trong đó, các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore có vai trò ngày càng lớn trên thị trường thương mại dịch vụ quốc tế.

Sự chi phối của các nước phát triển và xu hướng gia tăng vai trò của các nước đang phát triển trong thương mại dịch vụ thế giới xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

 Trong cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các nước đang phát

triển, dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP, do vậy tiềm năng xuất khẩu dịch vụ là rất lớn.

 Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ rất

cao, có khả năng cung ứng hầu như tất cả mọi nhu cầu dịch vụ phục vụ sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng cá nhân với chất lượng cao và khả năng cạnh tranh vượt trội. Hơn nữa, bản thân các nước phát triển cũng là những thị trường tiêu thụ dịch vụ hàng đầu thế giới.

 Trong những thập kỉ gần đây, nhiều nước đang phát triển đã đạt được những

thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, đó là cơ sở thúc đẩy sự gia tăng của thương mại dịch vụ quốc tế.

Một phần của tài liệu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2005 2017 (Trang 26 - 28)