GV trình chiếu Bảng số liêu về một số tiêu chí dân

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài hợp chủng quốc hoa kì nhằm giúp học sinh lớp 11 trường THPT cẩm thủy 2 hiểu và giải thích các đặc điểm tự nhiên và dân cư hoa kì (Trang 32 - 36)

- GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát bảng 6.2 trang 39, SGK hoặc trên màn hình máy chiếu. GV nêu câu hỏi: Sử dụng các phép tính trong Toán

học, hãy chứng minh dân số Hoa Kì đang có xu hướng già đi.

- HS nghiên cứu trả lời.

- GV chuẩn hóa kiến thức: Cơ cấu dân số Hoa Kì

có sự thay theo hướng già hóa: tuổi thọ trung bình tăng, tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi giảm, nhóm trên 65 tuổi tăng.

Bảng 6.2. Một số tiêu chí về dân số Hoa Kì

Năm 1950 2004

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

1,5 0,6 Tuổi thọ trung bình (tuổi) 70,8 78,0 Nhóm dưới 15 tuổi (%) 27,0 20,0 Nhóm trên 65 tuổi (%) 8,0 12,0

* Tích hợp Lịch sử khi nói về thành phần nhập cư của Hoa Kì.

- GV giao nhiệm vụ: Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu

thành phần dân cư Hoa Kì, hãy giải thích vì sao dân cư có nguồn gốc Châu Âu ở Hoa Kì chiếm chủ yếu, dân cư có nguồn gốc Châu Phi đông thứ hai?

- HS nghiên cứu trả lời.

- GV chuẩn hóa kiến thức: Người Châu Âu là người

tìm ra Châu Mĩ đầu tiên nên thành phần dân cư ở Hoa Kì chiếm chủ yếu. Người Mĩ gốc Phi đông thứ 2 là do yếu tố lịch sử để lại (bị buôn bán sang Châu Mĩ làm nô lệ).

* Tích hợp Tiếng Anh khi nói về người Anh- điêng

- GV giao nhiệm vụ: Trong tiếng Anh, người Anh-

điêng (Indien) có nghĩa là gì. Vì sao lại gọi người dân bản địa của nước Mĩ là người Anh-điêng?

- HS nghiên cứu trả lời.

- GV chuẩn hóa kiến thức: Anh-điêng (Indien) có

nghĩa là người Ấn Độ. Cách gọi này xuất phát từ việc đoàn thám hiểm đi theo Colombo chinh phục châu Mỹ 1492 nhầm lẫn lục địa họ mới phát hiện với đất nước Ấn Độ mà họ từng nghe danh. Thế là những thổ dân ở đó được gọi là Indien. Suốt một thời gian dài sau đó, từ Indien vẫn được người châu Âu dùng để chỉ những người da đỏ

* Tích hợp Sinh học khi nói về người da đỏ

- GV giao nhiệm vụ: Bằng kiến thức Sinh học đã có, em hãy cho biết, trên thế giới tồn tại mấy chủng tộc? Có tồn tại chủng tộc da đỏ hay không? Vì sao?

- HS nghiên cứu trả lời.

- GV chuẩn hóa kiến thức: Trên thế giới có 3 chủng

tộc chính tương ứng với 3 màu da chính là: Môn- gô-lô-ít (còn gọi chủng tộc da vàng), chủng tộc Ơ- rô-pê-ô-ít (chủng tộc da trắng), chủng tộc Nê-gro-ít (chủng tộc da đen). Như vậy, không có chủng tộc da đỏ.

Thường thì ai cũng nghĩ người da đỏ có màu “đỏ”, phân biệt với màu trắng, vàng, đen. Nhưng theo kết quả nghiên cứu của các nhà nhân chủng

học Đại học Havard, Mỹ, thì người da đỏ phải được xếp vào đại chủng Mongoloist (cùng với tộc người Mông Cổ). Họ chính là những người có gốc gác từ châu Á. Từ thế kỷ 15, những người châu Âu đi theo Colombo chinh phục châu Mỹ 1492, khi đặt chân lên các vùng đất mới đã nhìn thấy các thổ dân mình mẩy đỏ lừ đang nhảy múa và vì vậy gọi họ là người da đỏ. Màu đỏ ấy thực chất là do một loại son có tên là hồng hoàng do thổ dân tự tạo rồi bôi lên người. Ngoài tác dụng làm đẹp, loại son này còn giúp chống côn trùng và chống nắng.

Hoạt động 5: Luyện tập

1. Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề để

khắc sâu bài học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Cách thức thực hiện: Cá nhân.3. Hoạt động: 3 phút 3. Hoạt động: 3 phút

Bước 1: GV trình chiếu bản đồ và yêu cầu HS chỉ ra ý nghĩa của vị trí và lãnh thổ

Hoa Kì trong việc phát triển kinh tế và ghi vào giấy nháp trong 2 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao, GV quan sát và giúp đỡ học sinh.

Bước 3: HS trao đổi, thảo luận. 1 – 2 HS trình bày, các HS sinh khác nhận xét, bổ

sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh

Bước 4: GV chốt kiến thức, HS ghi chép.

Hoạt động 6: Vận dụng và mở rộng

1. Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề để

khắc sâu kiến thức.

2. Cách thức thực hiện: Cá nhân.3. Hoạt động: 3 phút 3. Hoạt động: 3 phút

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên

thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp của Hoa Kì.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bước 3: HS làm việc cá nhân.trao đổi, thảo luận.

PHIẾU PHẢN HỒI THÔNG TIN

Điều kiện tự nhiên của phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ

Vùng Vùng phía Tây Vùng phía Đông Vùng Trung Tâm Địa hình Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m và các đồng bằng ven Thái Bình Dương.

Gồm dãy núi già Apalát và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.

Phía Tây và phía Bắc có địa hình gò đồi thấp. Phần phía Nam là đồng bằng phù sa. Khí hậu - Khí hậu: Hoang mạc và bán hoang mạc. - Ven Thái Bình Dương có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.

- Khí hậu: Ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn

- Ven Đại Tây Dương có khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương

- Các bang phía Bắc có khí hậu ôn đới.

- Các bang phía Nam khí hậu cận nhiệt.

Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên khoáng sản phong phú: vàng, đồng, chì....

- Tài nguyên khác: Tài nguyên năng lượng, rừng, đất trồng.

- Khoáng sản chủ yếu là than đá, quặng sắt.

- Nguồn thuỷ năng phong phú.

-Tài nguyên khoáng sản phong phú: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài nguyên đất.

Người soạn giáo án Giáo viên

Mai Đình Tứ

Duyệt giáo án Tổ trưởng

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài hợp chủng quốc hoa kì nhằm giúp học sinh lớp 11 trường THPT cẩm thủy 2 hiểu và giải thích các đặc điểm tự nhiên và dân cư hoa kì (Trang 32 - 36)