BỆNH SÁN LÁ GAN TRÊN GIA SÚC

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 2 (2014) (Trang 26 - 27)

26 Thông tin

KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM

HỎI, ĐÁP VÀ TRAO ĐỔI SỐ 2/2014

Hỏi: Tôi đang trồng 1 ha cà phê kinh doanh, hiện nay cà phê đã bị rầy trắng làm cho rụng những quả non. Trung tâm cho tôi hỏi cách phòng trừ rầy trắng?

Lâm Hoài Đức, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Đáp:

Hiện tượng cà phê bị rầy trắng làm cho rụng những quả non hay còn gọi là bệnh rệp sáp hại quả cà phê. Bệnh thường gây hại cà phê vào giai đoạn quả non. Cách phòng trừ như sau:

- Bảo vệ các loài thiên địch: bọ rùa đỏ, bọ rùa nhỏ, bọ mắt vàng...

- Khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp có thể cắt cành bị rệp rồi đem đốt.

- Khi thấy khoảng 10% số chùm quả trên cây có rệp thì tiến hành phun thuốc. Dùng máy bơm cao áp xịt mạnh nước vào chùm quả có rệp để rửa trôi rệp rồi tiến hành phun thuốc.

Chú ý: Chỉ phun cây có rệp và phun kỹ. Do rệp nằm giữa các kẽ quả trong chùm quả và còn được lớp sáp không thấm nước bên ngoài bảo vệ. Vì vậy, để việc phun thuốc có hiệu quả cần phải phun thật kỹ vào các chùm quả sao cho thuốc có thể tiếp xúc được rệp.

- Tùy thuộc vào tổ chức hay cá nhân có tham gia các tổ chức chứng nhận cà phê bền vững hay không mà quyết định sử dụng các loại thuốc cho phù hợp (nằm trong danh mục cho phép của các tổ chức chứng nhận cà phê bền vững).

+ Không tham gia tổ chức chứng nhận cà phê bền vững: Sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hàng

năm. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau theo nồng độ hướng dẫn trên nhãn thuốc, phun 2 - 3 lần cách nhau 7 - 10 ngày: Methidathion (Suprathion 40EC), Chlopyrifos Ethyl (Mapy 48EC), Profenofos (Selecron 500EC), Cypemethrin + Profenofos (Polytrin P 440EC), Imidacloprid (Admire 200OD), Spirotetramat (Movento 150OD), Dinotefuran (Cheer 20WP)…

+ Tham gia tổ chức chứng nhận cà phê của UTZ, Rain forest: Thuốc được sử dụng không thuộc danh mục cấm của UTZ, Rain forest. Sử dụng một trong các loại thuốc sau theo nồng độ hướng dẫn trên nhãn thuốc, phun 2 - 3 lần cách nhau 7 - 10 ngày: Chlopyrifos Ethyl (Mapy 48EC), Profenofos (Selecron 500EC), Cypemethrin + Profenofos (Polytrin P 440EC), Imidacloprid (Admire 200OD), Spirotetramat (Movento 150OD), Dinotefuran (Cheer 20WP)…

+ Tham gia tổ chức chứng nhận cà phê của 4C: Thuốc được sử dụng không thuộc danh mục cấm của 4C. Sử dụng một trong các loại thuốc sau theo nồng độ hướng dẫn trên nhãn thuốc, phun 2 - 3 lần cách nhau 7 - 10 ngày: Chlopyrifos Ethyl (Mapy 48EC),

Spirotetramat (Movento 150OD) nồng độ sử dụng 0,125%; Dinotefuran (Cheer 20WP)…

Hỏi: Lợn 10 ngày tuổi bị đi ngoài phân trắng nước, gầy dần và chết. Ngoài ra không có hiện tượng nào khác. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? Phạm Văn Trọng, Thanh Thuỷ - Phú Thọ Đáp: Lợn đã mắc bệnh phân trắng lợn con. Để phòng trị bệnh cho lợn, bà con chăn nuôi cần làm như sau:

- Chăm sóc lợn sơ sinh đúng kỹ thuật, có ổ rơm khô và ấm. Lợn con bú mẹ kịp thời, được tiêm sắt, tránh gió lùa và chuồng luôn khô ráo. Nhiệt độ chuồng nuôi trong 3 tuần đầu sau khi sinh như sau:

+ Tuần thứ nhất từ 32 - 340C. + Tuần thứ hai từ 28 - 320C. + Tuần thứ 3 trở đi từ 26 - 280C. - Cho lợn con uống kháng thể

E. coli sau khi sinh và cho uống chất điện giải Gluco-C 1 lần/ngày trong 3 ngày liền.

- Dùng một trong các thuốc sau: Ampianticoli, Fugacomix, Flumequin, Norfloxacin + Vitamin C cho uống 1 lần/ngày trong 3 - 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Bổ sung Vitamin ADE + Vitamin B-complex + khoáng chất Povimix và men Saccharo vào thức ăn cho ăn hàng ngày.

- Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch Virkon hoặc Benkosid hoặc Han-Iodin 10% để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 2 (2014) (Trang 26 - 27)