canh theo mô hình ứng dụng Quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) là quá trình nuôi có áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo VSATTP của sản phẩm nuôi, an toàn về dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đảm bảo có hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Quy trình nuôi bao gồm các bước sau: 1. Chuẩn bị ao nuôi Ao rộng từ 4.000 - 6.000 m 2, mức nước 1,5 - 2,0 m. 2. Tẩy dọn ao nuôi Vét bùn đáy ao, bón 8 - 10 kg vôi bột/100 m2. Nếu ao nhiễm phèn hoặc chua thì bón tăng thêm 2 - 3 kg/100 m2. Phơi đáy ao 2 - 3 ngày, sau đó lọc nước sạch vào ao. Bón phân vô cơ cho ao nhằm tạo nguồn thức ăn tự nhiên, khi nước ao có màu xanh nõn chuối có thể thả cá. Sau khi lấy nước 3 - 5 ngày có thể thả giống.
Lưu ý: Không trộn đạm với lân để tránh phản ứng làm mất tác dụng. Chọn thời điểm nắng đều (9 - 10 giờ sáng) để bón phân vô cơ cho ao là thích hợp nhất vì tảo sẽ hấp thụ ngay nguồn dinh dưỡng vừa bón xuống ao.
3. Mùa vụ nuôi
Miền Bắc thả giống từ tháng 3 - 6, miền Nam có thể thả giống quanh năm. Trong điều kiện nuôi ở miền Bắc nên áp dụng các hình thức lưu giữ giống qua đông nhằm chủ động có nguồn giống sớm để thả nuôi vào tháng 3 - 4.
4. Cá giống và mật độ thả
Cá rô phi dòng GIFT đơn tính đực hoặc cá rô phi vằn được các cơ sở sản xuất giống có uy tín cung cấp, có bảo hành về chất lượng. Nên thả cá giống cỡ lớn (5 - 10 g/con) để hạn chế tỷ lệ hao hụt.
Mật độ thả tùy thuộc vào kích cỡ thu hoạch dự kiến và năng suất nuôi: Với mô hình 10 tấn/ha thả 2,3 - 3,0 con/m2 ao, với mô hình 20 tấn/ha thả 5 - 7 con/ m2 ao.
5. Chăm sóc và quản lý
- Các yếu tố môi trường: Phải đảm bảo nhiệt độ 27 - 330C; pH: 7,5 - 8,5; ôxy hòa tan: 4 - 6 mg/l; độ trong: 20 - 30 cm; NH3< 0,1 mg/l.
- Thức ăn cho cá: Phải đảm bảo chất lượng quy định tại Tiêu chuẩn ngành 28TCN 189:2004. Nên sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế dạng viên nén không tan trong nước. Trong điều kiện không có thức ăn viên nén, có thể chế biến thức ăn phối trộn, nấu chín, nắm thành từng nắm nhỏ và cho cá ăn trên sàn ăn. Không nên cho cá rô phi ăn thức ăn dạng bột. Cho ăn 2 lần/ngày: Buổi sáng lúc 8 giờ 30, buổi chiều lúc 4 giờ. Định kỳ 10 ngày dùng vó hoặc chài thu 30 con cá, cân rồi tính khối lượng trung bình để điều chỉnh lượng thức ăn (tính toán theo công thức) cho cá.
- Tăng cường ôxy cho cá: Trong ao bố trí 3 - 4 máy quạt nước hoặc máy sục khí từ tháng thứ 3 trở đi. Vào những ngày không có nắng, cần tăng thời gian vận hành máy. Những ngày trời mưa to, nhiều gió, có thể giảm thời gian vận hành nhằm tiết kiệm năng lượng.
- Chế độ thay nước: Thay nước tích cực từ tháng thứ 3 trở đi, thay từ 1/3 - 1/2 lượng nước với tần suất 4 lần/tháng, riêng tháng thứ 3 thay 2 lần/tháng; các tháng thứ 1 và 2 cấp thêm 1/4 lượng nước.
- Sử dụng hóa chất để bảo đảm môi trường ao nuôi cho cá:
+ Vôi CaCO3 hoặc CaMg(CO3): Bón định kỳ cho ao nuôi 10 ngày/ lần, liều lượng 1 - 2 kg/100 m3
nước.
+ Zeolite: Bón vào 3 tháng cuối chu kỳ nuôi để chúng hấp thu các độc tố (NH3, H2S) và kim loại nặng, định kỳ 10 ngày/lần, liều lượng 1 - 2 kg/100 m3 nước.
+ Tricloisoxianuric axit (TCCA): Từ tháng thứ 3 - 6, định kỳ 7 - 10 ngày/lần phun TCCA để khử trùng ao và diệt bớt tảo phát triển trong ao nuôi, liều lượng 0,3 - 0,5g/m3 nước.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học: Dùng một trong các dòng có tên sau đây: Soil-Pro Pond Clear; Aro-zymeÒ; Aqua pond-100. Liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm.
Nuôi thâm canh cá rô phi trong ao đất đạt năng suất 20 - 25 tấn/ha/vụ là hình thức nuôi đạt năng suất cao, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp. Hình thức nuôi này phù hợp với các trang trại, các nông hộ tiên tiến am hiểu về kỹ thuật nuôi cá rô phi và có khả năng đầu tư cao. Thời gian nuôi 6 tháng, cỡ cá thương phẩm đạt trên 500 g/con phục vụ cho chế biến xuất khẩu■
TTKNQG
NUÔI CÁ RÔ PHI