Khả năng sử dụng bột caosu phế thải

Một phần của tài liệu tiểu luận hữu cơ (Trang 35 - 36)

B. NỘI DUNG

2.5.2.2 Khả năng sử dụng bột caosu phế thải

• Dùng để trải mặt đường [5, 10]

Người ta cho thêm vụn cao su vào nhựa đường (bitum) để trải mặt đường. so với mặt đường bitum thông thường thì mặt đường bitum biến tính có những ưu điểm như

Page | 32 hạn chế sự phát triển bùn, thoát nước nhanh, độ bền mả cao, giảm độ lún, giảm tính phản xạ và nứt do sức nóng, chống đóng băng mặt đường tốt hơn, giảm tiếng ồn xe cộ, chi phí bảo dưỡng thấp, tuổi thọ mặt đường tăng…Ứng dụng thương mại của loại nhựa đường làm từ cao su bắt đầu ở Arizona (Mỹ) từ những năm 1960. Mức sứ dụng loại nhựa đường này tăng lên gấp đôi từ năm 1995 đến năm 1999.

CSPT ở dạng hạt được trộn với ure tan và cao su vụn được đưa vào sử dụng như các bề mặt trải nhựa khác có ưu điểm bảo vệ, tránh cho các vận động viên chấn thướng nhiều hơn.

Cao su từ lốp thải còn được trộn với đất. Các nghiên cứu cho thấy cao su trộn vào đất làm giảm sự đóng rắn của đất, tăng cường khả năng thoát nước, đồng thời nhu cầu về nước, phân bón, thuốc trừ sâu cũng ít đi.

• Chế tạo các sản phẩm đúc, ép từ bột cao su phế thải và chất kết dính ure tan như tấm đệm lót cho vật nuôi, tấm đệm nơi giao nhau của đường rây xe lửa, tấm cao su đệm chân ga ô tô, và tấm lót trong môn thể thao điền kinh…Phương pháp này không phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm không được mài mòn hoặc yêu cầu có tính co dãn.

• Chế tạo vật liệu blend [5, 13]

Người ta dùng bột CSPT để chế tạo các loại vật liệu blend trên cơ sở cao su nguyên sinh hoặc nhựa nhiệt dẻo. Hàm lượng CSPT đưa vào tùy thuộc tính chất của sản phẩm, thương từ 5 – 30%. Tổ hợp vật liệu nhựa dẻo/CSPT lamg tăng tính đàn hồi và giảm biến dạng dẻo cho vật liệu.

Một phần của tài liệu tiểu luận hữu cơ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)