Gắn các hoạt động văn hóa chính trị với thực hiện chỉ thị, nghị quyết và các cuộc vận động

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội nhân dân việt nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp học viện chính trị bộ quốc phòng, trường sĩ quan lục quân 1)(tt) (Trang 27 - 31)

nghị quyết và các cuộc vận động

Để nâng cao VHCT trong NTQĐ thực sự có hiệu quả trong thực tiễn, việc kết hợp hoạt động VHCT với thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và các cuộc vận động lớn của đất nước, quân đội và đặc điểm nhiệm vụ của mỗi trường là yêu cầu tất yếu khách quan và cần tập trung thực hiện tốt biện pháp sau:

Thứ nhất, trên cơ sở quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản của các chỉ thị nghị quyết, mục tiêu, chỉ tiêu của cuộc vận động, chủ thể VHCT trong NTQĐ căn cứ vào đặc điểm nhiệm vụ, chức trách của cá nhân, tổ chức, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị trung tâm.

Thứ hai, kết hợp thực hiện chỉ thị, nghị quyết và các cuộc vận động lớn của đất nước, quân đội với phong trào thi đua quyết thắng của mỗi trường và xem đây là một trong những nội dung quan trọng để thúc đẩy, nâng cao VHCT trong nhà trường quân đội.

Thứ ba, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, sai trái trong nhận thức và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và các cuộc vận động.

Tiểu kết chương 4: Văn hóa chính trị trong NTQĐ chịu sự tác động nhiều chiều của nhiều yếu tố vừa mang tính toàn cầu và các yếu tố văn hóa, chính trị trong nước. Tùy theo mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít và xu hướng tích cực hay tiêu cực đến nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong NTQĐ, để từ đó nhận diện đầy đủ những vấn đề đặt ra trước yêu cầu nâng cao VHCT trong NTQĐ hiện nay.

Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố đến VHCT là không độc lập và riêng lẻ mà bao giờ cũng mang tính tổng thể. Vì vậy, sự phân chia những yếu tố tác động đến VHCT trong NTQĐ chỉ mang tính chất tương đối.

KẾT LUẬN

Văn hóa chính trị trong NTQĐ là hướng nghiên cứu còn khá mới và mang tính cấp thiết, đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn diện dưới góc độ Văn hoá học.Thông qua kết quả luận án cho thấy, đa số chủ thể đã nhận thức được vị trí, vai trò của VHCT đối với sự nghiệp phát triển của nhà trường quân đội. Tuy nhiên, luận án cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức trong việc nâng cao VHCT trong NTQĐ, đó là: yêu cầu nâng cao hơn nữa nhận thức toàn diện cho các chủ thể; giữ gìn và phát huy vai trò văn hóa truyền thống đi đôi với chủ động trong lựa chọn và tiếp thu cái mới; nâng cao hiệu quả thiết chế VHCT gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của NTQĐ, đồng thời gắn các hoạt động VHCT với thực hiện chỉ thị, nghị quyết và các cuộc vận động của đất nước, quân đội và của mỗi trường.

Nghiên cứu VHCT trong NTQĐ là cơ sở đánh giá đúng thực trạng, nhìn nhận rõ xu hướng và vấn đề đặt ra để nâng cao hơn nữa VHCT trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu VHCT trong NTQĐ có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, rèn luyện, giúp nâng cao nhận thức cho các chủ thể. Đồng thời, cung cấp luận cứ khoa học cho QUTW và BQP, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong NTQĐ đề ra chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Nghiên cứu về VHCT trong NTQĐ hiện nay là vấn đề mới, phạm vi rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau. Những vấn đề được trình bày trong luận án chỉ là kết quả bước đầu, tác giả mong muốn sự cộng tác, giúp đỡ của các nhà nghiên cứu.

1. Lê Văn Tách (2015), “Góp phần tìm hiểu quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở”, Tạp chí Văn hóa Quân sự, (115), tr. 6-7.

2. Lê Văn Tách (2015), “Xây dựng và phát triển môi trường văn hóa trong các đơn vị quản lý học viên ngành quân sự cơ sở”, Tạp chí Dân quân Tự vệ Giáo dục quốc phòng, (91 (135), tr.50-52.

3. Lê Văn Tách (2015), “Tác động quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, (102), tr.50-52. 4. Lê Văn Tách (2015), “Phát huy hiệu quả giá trị truyền thống tiêu biểu ở

Trường Sĩ quan Lục quân 1”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (227), tr.159-161. 5. Lê Văn Tách (2016), “Công tác giáo dục truyền thống ở Trường Sĩ quan Lục

quân 1 - Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (số 5/2016), tr.95-97.

6. Lê Văn Tách (2016),Xây dựng và phát triển môi trường văn hóa quân sự ở đơn vị cơ sở dưới góc độ quan hệ truyền thống và hiện đại”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (243), tr.54-55.

7. Lê Văn Tách (2017), “Nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ giảng vên ở Trường Sĩ quan Lục quân 1”, Tạp chí Quân huấn, (603), tr.43-45.

8. Lê Văn Tách (2018), “Nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ giảng viên trong Nhà trường Quân đội hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (272), tr.76-80,88.

9. Lê Văn Tách (2018), “Định hướng phát triển văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (số đăng ngày 12-4-2018).

10.Lê Văn Tách (2019), “Xây dựng văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội hiện nay”, Tạp chí Văn hóa Quân sự, (164), tr.8-9.

11.Lê Văn Tách (2019), “Đặc trưng văn hóa chính trị trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc & Thời đại, (206), tr. 60-66.

12.Lê Văn Tách (2019), “Nhận diện các yếu tố tác động và định hướng phát triển văn hóa chính trị ở nhà trường quân đội hiện nay”, Tạp chí Khoa học Chính trị quân sự, số 4(47), tr.35-39.

Một phần của tài liệu Văn hóa chính trị trong nhà trường quân đội nhân dân việt nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp học viện chính trị bộ quốc phòng, trường sĩ quan lục quân 1)(tt) (Trang 27 - 31)