Quan niệm của Thomas Aquino về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết học Tây Âu Trung cổ (Trang 68 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Quan niệm của Thomas Aquino về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí

lý trí

Triết học kinh viện phát triển tới đỉnh cao vào thế kỷ XIII với đại diện

tiêu biểu là Thomas Aquino. Công lao lớn nhất của Thomas là ông đã tổng

hợp những tri thức triết học cổ đại và thần học Kito giáo thành một hệ thống tư tưởng có quy mô. Ông đã nghĩ và viết với tư cách một người Kito giáo, nhưng thực tế, trong lúc viết các tác phẩm của mình, ông cũng dựa rất nhiều vào triết học Aristotle.

Khi bàn về mối quan hệ giữa triết học và thần học, giữa lý trí và đức tin, ông phân rõ ranh giới giữa hai lĩnh vực này nhưng không đối lập chúng. Giống với Augustino và thánh Anselm, Thomas Aquino cố gắng dung hòa đức tin Kito giáo và triết học cổ đại, sự hiểu biết về Thiên Chúa theo Thánh Kinh và theo các học thuyết Plato mới, Aristotle… Ông hiểu thần học như một sự suy tư có phương pháp về đức tin Kito giáo, không chấp nhận bất cứ sự mâu thuẫn nào giữa đức tin và lý trí. Theo Aquino, mặc dù giữa triết học và thần học, lý trí và đức tin có ranh giới: đối tượng của triết học là nghiên cứu chân lý của lý trí; đối tượng của thần học là nghiên cứu chân lý của đức tin, nhưng lại có điểm chung với nhau: cùng một khách thể là Thượng đế, đó là khách thể cuối cùng hay nguồn gốc của mọi chân lý. Thượng đế là chân lý của mọi chân lý. Do đó, Thomas Aquino khẳng định không thể có mâu thuẫn về mặt nguyên tắc giữa chân lý của triết học và chân lý của thần học, hay không có sự đối lập giữa chân lý đúng đắn và đức tin.

Tuy nhiên, Thomas Aquino cũng phân biệt hai loại giáo lý đức tin: một loại lý trí có thể tiếp thu được, còn loại kia lý trí hoàn toàn không tiếp cận được và con người chỉ có thể dựa vào mặc khải Thiên Chúa mới tin được, không thể tìm ra bằng chứng cụ thể. Nhưng nếu như vậy, tại sao con người vẫn có thể đặt đức tin vào một mặc khải? Làm sao con người biết rằng mình thật sự liên hệ đến một mặc khải của Thiên Chúa? Chính Đức khôn ngoan Thiên Chúa đã mặc khải cho loài người các bí ẩn của lẽ khôn ngoan thánh thiêng. Bằng những luận chứng phù hợp, Người đã cho thấy chính bản thân Người hiện diện và những điều Người dạy bảo đều là chân thật. Người đã cho chúng ta được chứng kiến những việc làm vượt quá khả năng của tự nhiên như phép lạ chữa lành bệnh tật, kẻ chết được sống lại, các thiên thể biến đổi một cách kỳ lạ. Còn điều kỳ lạ hơn nữa là Người linh ứng cho tâm hồn con

hồng ân của thánh thần cũng đạt được ngay tức khắc đỉnh cao của sự khôn ngoan và tài ăn nói.

Thánh Thomas có công lao to tớn trong việc chứng minh sự hoà hợp giữa lý trí và đức tin. Ông cho rằng ánh sáng của lý trí và ánh sáng của đức tin đều xuất phát từ Thiên Chúa nên không thể tương phản nhau. Theo Thomas: “Đức tin và lý trí như đôi cánh giúp tâm trí con người vươn cao lên trong sự chiêm nghiệm chân lý. Chính Thiên Chúa đã in đặt nơi tâm khảm con người ước vọng tìm biết chân lý để cuối cùng con người được nhận biết Thiên Chúa, ngõ hầu nhờ nhận biết và yêu mến Người, con người đạt thấu được sự thật về mình một cách đầy đủ” [69, tr. 59].

Thomas Aquino ôn hoà trong giải quyết mối quan hệ giữa đức tin và lý trí nhưng sự ôn hoà đó không phải nhằm đề cao lý trí mà nhằm đề cao đức tin. Là nhà triết học tôn giáo, nhà thần học, ông đã kiên quyết giữ vững lập trường của mình, cho rằng mặc dù chân lý giữa lý trí và đức tin là không đối lập nhau nhưng ông khẳng định chân lý của triết học (lý trí) phải đứng thấp hơn chân lý của thần học (đức tin). Lý trí phải phụ thuộc vào đức tin vì theo Thomas Aquino, không phải mọi chân lý của đức tin đều có thể được chứng minh bằng lý trí, thậm chí ông còn cho rằng triết học phải là tôi tớ của thần học. Ông khẳng định: “Chân lý tôn giáo không phải là điểm yếu mà triết học có thể xâm nhập vào được” [81, tr. 229]. Cả triết học và thần học đều bàn về Thiên Chúa, nhưng nhà triết học chỉ có thể suy luận rằng Thiên Chúa hiện hữu chứ không thể suy tư dựa trên các đối tượng của cảm giác để hiểu bản chất cốt yếu của Thiên Chúa, bởi nội dung giáo lý là do Thiên Chúa mặc khải và vượt quá khả năng tri thức của lý trí con người, không thể chứng minh hay bác bỏ bằng những lý do tất yếu. Chẳng hạn, Kinh Coran đã phủ nhận: Đức Jesus không chết trên thập giá. Để đáp lại, Thomas đưa ra luận cứ chứng minh

việc Đức Jesus tự hạ và chết trên thập giá là phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa.

Trước hết, Thomas lý giải, Đức Kito do đã nhận lấy bản tính người phàm để đền bù cho tội lỗi của con người nên Người phải chịu những đau khổ của con người. Do đó, cha mẹ mà Đức Kito đã chọn cho mình là những người nghèo nhưng hoàn thiện về mặt đức hạnh. Người đã sống một cuộc sống eo hẹp để dạy cho người ta biết khinh thường cảnh giàu sang phú quý; Người đã sống ẩn dật để người ta không chạy theo khát vọng lệch hướng là được người đời tôn vinh. Người đã chịu đựng cái nhọc nhằn, cái đói, cái khát, thân xác Người đã chịu đòn vọt để người ta không được xa lánh con đường đức hạnh khi gặp những trở ngại trong cuộc sống do chỉ nghĩ đến khoái lạc và hưởng thụ. Cuối cùng Người đã nhận lấy cái chết để không có ai sợ chết mà từ bỏ chân lý. Và để không có ai sợ vì chân lý mà phải chết một cách ô nhục, Người đã chọn cho mình cái chết nhục nhã nhất, cái chết trên thập giá. Người con Thiên Chúa đã trở thành người chịu chết để làm gương sáng khích lệ người ta sống đức hạnh “Đức Kito đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người” [52, tr. 174].

Thứ hai, để được cứu độ, con người không chỉ cần một nếp sống ngay thẳng mà còn cần phải nhận biết chân lý, tránh xa sai lầm nên để giải cứu loài người, Thiên Chúa phải ban thêm sức mạnh cho con người để con người nhận biết chân lý một cách vững chắc. Nhưng một lòng tin vững vàng không thể bảo đảm cho tính chân thật của giáo huấn người phàm vì con người có thể bị người ta lừa gạt hay chính mình lừa gạt người ta, chỉ có một mình Thiên Chúa mới bảo đảm cho người ta nhận biết chân lý mà không nghi ngờ gì cả. Vậy là Con Thiên Chúa nhập thể đã phải trình bày trước mắt mọi người giáo lý về chân lý Thiên Chúa, để chỉ cho người ta thấy rằng giáo lý này xuất phát từ

bằng cách làm rất nhiều phép lạ. Người đã làm những việc mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể thực hiện: cho kẻ chết sống lại, cho người mù được nhìn thấy… Tuy nhiên, phép lạ của Người thì chỉ có những kẻ có mặt lúc đó trông thấy, những người đến sau vẫn có thể cho đó là bịa đặt. Đức Khôn ngoan của Thiên Chúa đã tìm ra một phương dược để giải quyết vấn nạn này, đó là việc Đức Kito tự hạ. Quả vậy, nếu trong thế giới này Người đã sống một cuộc sống giàu sang, quyền thế, danh giá thì người ta có thể tin rằng giáo lý và phép lạ của Người được coi là thật chỉ vì người ta nể nang thế lực của Người, nhưng để người ta thấy công trình quyền phép của Thiên Chúa, Người đã chọn những gì là hèn hạ, là yếu đuối trong thế giới này. Người chết trên thập giá và bị liệt vào hàng tội nhân nhưng khi Người chết, mặt trời tối xầm lại, đất chuyển động, những tảng đá vỡ tan… Tất cả những điều đó đã chứng minh rằng khi người ta chấp nhận các phép lạ và giáo lý của Người thì đó không phải là dấu hiệu của sức lực phàm nhân mà là quyền năng của Thiên Chúa. “Lời rao giảng về thập giá là điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” [52, tr. 175].

Trọng tâm trong triết học và thần học của Thomas Aquino là học thuyết về tồn tại (siêu hình học). Học thuyết này cho thấy ông chịu ảnh hưởng khá rõ của hệ thống thuật ngữ, những vấn đề và lối triết lý của Aristotle, phái Plato mới và cả Augustino.

Khái niệm “thuộc tính của tồn tại” lần đầu tiên được Aristotle sử dụng trong siêu hình học nhằm nghiên cứu tồn tại và các đặc tính của tồn tại. Thomas Aquino kế thừa quan niệm trên, đồng thời tiếp thu một số quan niệm từ triết học Plato, Kinh Thánh với một số khái niệm: tồn tại được sáng thế, dự phần, đồng dạng, siêu nghiệm, phạm trù, các cấp độ tồn tại… Học thuyết về tồn tại là sự thể hiện sâu sắc nhất sự kết hợp giữa đức tin và lý trí. Từ học

thuyết này, Thomas Aquino đã đưa ra năm cách chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, đặt nền tảng cho học thuyết Kito giáo.

Khái niệm sáng thế có nguồn gốc trong Kinh Thánh, nó chi phối toàn bộ bản thể luận của Thomas Aquino. Giống với Plotin, Aquino cho rằng Chúa trời sáng thế thông qua hiện tượng phát xạ, phát xạ xuất phát từ Chúa trời với tính cách là khởi nguyên. Chúa trời hoàn toàn có chủ ý và tự do. Sự phát xạ được thể hiện rõ qua khái niệm vận động, đặc biệt là khái niệm thông dự.

Khái niệm thông dự bắt đầu từ Plato. Plato cho rằng những gì thông dự vào ý niệm (tức các sự vật) không phải là bản thân chúng mà chỉ là một bộ phận. Đó là quan hệ giữa bản sao và bản gốc. Bản gốc là tồn tại đích thực, trọn vẹn, hoàn toàn độc lập. Bản sao thực chất không tồn tại mà chỉ là sự mô phỏng bản gốc, tồn tại phụ thuộc vào bản gốc. Tiếp thu quan niệm này, Thomas cho rằng các khái niệm chỉ có nghĩa đích thực của chúng ở trong Chúa trời, còn mọi vật trên thế gian chỉ là sự mô phỏng lại Chúa trời. Bởi tư tưởng thông dự là tư tưởng nhìn nhận thế giới và mọi vật trên thế gian từ một Đấng nào đó có trước chúng. Đấng này được coi như một chỉnh thể, một sự hoàn thiện, có trước mọi cái, là chân lý và bản chất đích thực của mọi vật, là nền tảng mà dựa vào đó sự vật mới có thể hiện hữu. Đấng này ẩn giấu trong các sự vật và chỉ đạt được trong sự siêu nghiệm hoá các sự vật, là bản chất bên trong sự vật. Thế giới chẳng qua chỉ là sự phát xạ, sự mô phỏng cái bản gốc, cái khởi nguyên của nó giống như quan hệ của vật được sáng tạo với người sáng tạo ra chúng [30, tr. 207].

Quan niệm của Thomas về thông dự được thể hiện ngay khi ông đề cập đến vấn đề sáng thế, trong đó ông đặt câu hỏi: Liệu có phải tất cả mọi vật đều do Chúa sáng tạo ra một cách tất yếu hay không? Câu trả lời là: Nhất định người ta phải nói rằng tất cả mọi vật dù dưới bất kỳ hình dạng nào đều là từ

dự thì cũng phải tất yếu có cội nguồn từ cái mà từ đó nó có được bản chất của nó, chẳng hạn như sắt sẽ nóng đỏ khi bị lửa đốt [30, tr. 207]. Như vậy, chỉ có Chúa trời tồn tại tự nó, mọi vật khác không phải là tồn tại theo đúng nghĩa của từ này mà chỉ là tồn tại thông dự. Trên thế giới tồn tại cái đa dạng vì chúng thông dự theo các cách khác nhau, ở những mức độ hoàn thiện khác nhau, nhưng đều có chung một cội nguồn. Do vậy, Plato từng khẳng định rằng trước khi nói đến sự đa dạng, người ta nhất định phải đề cập đến sự thống nhất. Và Aristotle cũng từng nói: Điều gì là hữu thể tối cao và là sự thật tối thượng thì nó phải là căn nguyên của mọi hữu thể và tất cả mọi sự thật, y hệt như điều gì mà tự nó đẹp đẽ nhất phải là căn nguyên của cái đẹp [30, tr. 208].

Gắn liền với khái niệm thông dự là khái niệm đồng dạng. Khái niệm này có lịch sử khá lâu dài. Ở thời cổ đại, Plato có đề cập đến khái niệm đồng dạng, và ở đây nó không phải cái gì khác mà chính là thông dự. Ý niệm hiện diện trong các bản sao của nó, tức sự vật; bản sao này lại thông dự vào trong ý niệm. Plato coi cái tương đồng với cái thông dự đều là cái đồng dạng.

Aristote thì phủ nhận khái niệm thông dự. Ông đem lại cho khái niệm đồng dạng một nghĩa mới, bởi khái niệm này liên quan đến toán học, nhằm luận chứng cho lý tưởng về bình đẳng về pháp luật. Đồng dạng nghĩa là sự cân bằng trong quan hệ giữa hai khái niệm này với quan hệ giữa hai khái niệm khác, chẳng hạn đôi mắt quan hệ với thể xác giống như lý tính đối với linh hồn. Dạng đơn giản nhất của quan hệ đồng dạng là công thức 6 : 3 = 4 : 2 [30, tr. 212].

Thomas Aquino tiếp tục truyền thống nêu trên và nhận thấy trong vấn đề đồng dạng, người ta sử dụng ngôn ngữ không nhất quán, không có một quan niệm thống nhất về vấn đề này. Kết hợp với quan điểm Kito giáo, ông khẳng định mối quan hệ giữa Chúa trời và thế giới là quan hệ dự phần hay quan hệ tương đồng. Chẳng hạn, Chúa trời là tồn tại, hữu thể đích thực bởi vì

bản chất của Chúa trời là chính mình; những vật do Chúa trời tạo ra đều dự phần trong Chúa trời.

Ngoài những khái niệm cơ bản trên, Thomas Aquino còn tiếp thu tư tưởng của Aristotle để luận chứng cho các quan niệm về bản thể luận của ông với bốn khái niệm: vật chất, hình dạng, vận động (quan hệ nhân quả), mục đích. Ngoài ra, ông còn tiếp thu cả quan niệm của Plato, Augustino về khái niệm bản gốc (nguyên nhân tiêu bản).

Siêu hình học của Thomas Aquino là siêu hình học về phạm trù bản chất. Khái niệm bản chất có lịch sử lâu đời và có nhiều tên gọi khác nhau, khi thì được coi là vật chất, lúc thì được gọi là hình dạng, có khi là sự kết hợp giữa vật chất và hình dạng.

Tâm điểm trong siêu hình học của Aristotle quan niệm, bản chất là sự kết hợp giữa vật chất và hình dạng. Đây chính là bản chất thứ nhất, là biểu hiện nghĩa ban đầu của tồn tại. Aquino nhất trí và tiếp thu Aristotle ở quan niệm này. Cái bản chất chính là cái tồn tại cho nó. Bản chất không phải là nguyên nhân tự nó hay phi nguyên nhân hay một tồn tại tự nó bởi mỗi bản chất, ngoài Chúa trời vốn là Đấng duy nhất hiện diện trong muôn vật thì đều là sản phẩm của tạo hoá.

Bên cạnh bản chất thứ nhất được coi là bản chất của các vật đơn nhất, Thomas Aquino còn thừa nhận tồn tại bản chất thứ hai. Ông hiểu bản chất thứ hai là bản chất chung, đồng nhất, giống nhau trong các sự vật đơn nhất. Bản chất thứ hai giống như một bộ phận của bản chất thứ nhất. Theo Thomas, vật chất tự nó không thể hiện thực được mà bao giờ cũng phải kết hợp với hình dạng, hình dạng mới là nguyên nhân bản chất. Hình dạng chính là sự giới hạn vật chất trong một dạng tồn tại cụ thể nào đó, do vậy không cần nhiều mà chỉ cần một hình dạng để xác định bất cứ một vật nào đó tồn tại như chính nó

ngoài sự thông dự, sự mô phỏng lại của sự vật đối với Chúa trời. Các cấp độ hoàn thiện khác nhau của sự vật chỉ có thể cắt nghĩa nhờ hình dạng, giống như một tình huống có thể cắt nghĩa bằng nhiều từ ngữ. Đây là cơ sở cho một trong năm cách chứng minh sự tồn tại của Thượng đế trong quan niệm của

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết học Tây Âu Trung cổ (Trang 68 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)